PHẦN MỞ RỘNG CỦA DẤU CÂU CHẤM LỬNG
Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các phần trích sau:
a) Thằng Dần lè lưỡi ra :
– Eo ! Mẹ ơi!…
– Thật… không có thế cứ cổ con mà chặt.
(Nam Cao)
b) Rú… rú… rú… máy bắt đầu mở, bắt đầu xúc than.
(Võ Huy Tâm)
c) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !
(Phạm Duy Tốn)
d) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… năm giây… Lâu quá
(Vũ Tú Nam)
đ) Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
(Hà Ánh Minh)
e) – Anh này lại say khướt rồi.
– Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ đi ở tù, mà nếu không được thì… thì… Thưa cụ.
(Nam Cao)
g) Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung : nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc…
(Võ Văn Trực)
h) Núp định ra chặn lại hỏi. Nhưng… có được không ?… Nó có bắt mình nộp cho Pháp… chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu.
(Nguyên Ngọc)
i) Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng […]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.
(Đặng Thai Mai)
Bài Làm:
a. Diễn tả sự hốt hoảng, lo sợ.
b. Diễn tả chiếc máy hoạt động
c. Diễn tả sự lo sợ
d. Diễn tả thời gian trôi chầm chậm
đ. Diễn tả ca Huế mang đậm có chút sôi động có chút thê lương, buồn tẻ.
e. Diễn tả tâm trạng sợ hãi
g. Diễn tả sự đa dạng
h. Diễn tả tâm trạng hồi hộp, lo lắng
i. Diễn tả sự giãn cách của thông tin