Giáo án 5512 âm nhạc 9 bài: Nhạc lí Giới thiệu về dịch giọng. Tập đọc nhạc Giọng Pha trưởng TĐN số 3

Dưới đây là mẫu giáo án bài: Nhạc lí Giới thiệu về dịch giọng. Tập đọc nhạc Giọng Pha trưởng TĐN số 3 được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 9. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

  • Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
  • Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng- TĐN số 3

 

1.Kiến thức

HS biết:

  • Khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng.
  • Bài TĐN số 3 – Lá xanhlà sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Pha trưởng. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
  • HS hiểu: cấu tạo của giọng Pha trưởng.
  • HS vận dụng: CTCT gam trưởng, xác định được CTCT của gam Pha trưởng trong bản nhạc.

2.Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

Năng lực chuyên biệt

  • Thực hành âm nhạc.
  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3.Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên: 

  • SGK, SGV, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
  • Nhạc cụ, bảng phụ.
  • Máy chiếu.

2.Học sinh: 

Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a.Hoạt động khởi động (5p):

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b)Nội dung: GV giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.

c)Sản phẩm: HS lắng nghe

d)Tổ chức thực hiện:

  1. Trình bày bài hát Nối vòng tay lớn theo nhóm và cá nhân?
  2. Nêu cảm nhận của em về nội dung của bài hát?

b.Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p): 

HĐ 1: Tổ chức tìm hiểu bài nhạc lí: Giới thiệu về Dịch giọng

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu bài nhạc lí: Giới thiệu về Dịch giọng

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV y/c h/s đọc mục 1/sgk.

- GV cho h/s quan sát 2 VD, nhận xét và thảo luận nhóm (5p)

- Gv phát phiếu học tập cho h/s:

+ Khi thể hiện nột bài hát thấy có câu hát cao quá không thể hát được em sẽ làm gì để thể hiện được bài hát ?

- Gv hát DV một đoạn có sử dụng dịch giọng và yêu cầu HS nghe, nhận xét.

- Gv đàn 2 DV trong SGK cho HS nghe.

 + So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 VD trên ?

+ Nêu khái niệm Dịch giọng? (SGK)

- VD 1:

- VD 2 :

- Quan sát VD và cho biết : Khi dịch giọng trên bản nhạc có những thay đổi gì ?

+ Làm thế nào để nhận biết 1 bản nhạc viết ở giọng Pha trưởng ?

(Hoá biểu có 1 dấu b, âm chủ của bài la âm Fa)

- Gv cho HS đọc gam Fdur

2.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1/sgk.

- HS thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến.

Bước 3.Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

- GV chốt kiến thức.

I.Nhạc lí : Giới thiệu về Dịch giọng.

1.Khái niệm Dịch giọng

- Là sự chuyển dịch độ cao thấp của 1 bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát được gọi là Dịch giọng.

2.Tính chất.

 

HĐ 2: Tìm hiểu và đọc, ghép lời bài TĐN số 3

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu và đọc, ghép lời bài TĐN số 3

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bảng phụ bài TĐN số 3.

- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu bài.

+ Bài TĐN viết ở giọng gì? Giải thích tại sao?

- GV chiếu bản nhạc bài TĐN số 3 yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét bài TĐN số 3?

+ Có thể chia bài TĐN số 3 thành mấy câu? (2 câu, mỗi câu 4 nhịp)

* HS tập đọc tên nốt nhạc của từng câu.

* Hướng dẫn HS đọc gam La thứ hoà thanh

 

* Hướng dẫn HS tập gõ tiết tấu chủ đạo của bài.

  

- GV làm mẫu, hướng dẫn HS gõ lại cho đúng

* Đọc từng câu:

- Đàn giai điệu câu nhạc 3 lần, yêu cầu HS chú ý nghe và đọc nhẩm theo (chú ý nốt Son thăng)

- Đàn lại giai điệu, yêu cầu HS đọc to câu nhạc đó.

- Dạy lần lượt từng câu, ghép nối theo móc xích.

- Gọi một vài cá nhân, nhóm nhỏ HS đọc đầy đủ bài TĐN.

* Hát lời ca:

- Hướng dẫn HS tập ghép lời ca cho phần nhạc vừa đọc.

- Chia lớp làm 2 nhóm cùng đọc nhạc và hát lời ca (lần 2 đổi lại cách thực hiện).

* TĐN và hát lời ca hoàn chỉnh.

- Đệm đàn, yêu cầu HS  TĐN và hát lời ca hoàn chỉnh.  

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bước 3.Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS đại diện báo cáo kết quả, thực hiện tiến trình bài TĐN số 3.

- HS nhận xét về kết quả báo cáo, cách đọc của h/s

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

II.Tập đọc nhạc :TĐN số 3

1.Giọng Pha trưởng.

2.TĐN số 3

 

- Nhịp

- Kí hiệu:

+ Dấu:

- Cao độ : Đồ, Rê , Mi , Fa , Son .

- Trường độ :  

 ,    ,

 

 

 

C.Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b)Nội dung: Hs trình bày theo nhóm.

c)Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d)Tổ chức thực hiện: 

- Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp:

- Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

+ Hát kết hợp đánh nhịp  

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

D.Hoạt động vận dụng  (3 – 5 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, cặp đôi HS đọc nhạc

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn. .

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Chuẩn bị Tiết 11.

Xem thêm các bài Giáo án âm nhạc 9, hay khác:

Bộ Giáo án âm nhạc 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.