Bài tập 1:Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
Trả lời:
- Đoạn a: Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác.
- Đoạn b: Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
Bài tập 2: Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào ô trống:
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
∎Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
∎Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đỡ biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ∎Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.∎.
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Trả lời:
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đỡ biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Bài tập 3:Tìm thêm 1 - 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (Ví dụ: Học nghề, A lô, tớ đây, Sự tích ông Đùng, bè Đùng,... ).
Trả lời:
- “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”
- “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.
Bài tập 4: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ em đã tìm được ở bài tập 3.
Trả lời:
Công dụng của dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói của một người.
Bài tập 5: Đọc bài Thần Sắt hoặc tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|||
|
|
||
Công lao của người đó: nhờ có sắt anh nông dân đã rèn ra cày, cuốc và khai phá ruộng nương. |
Điều em nhớ nhất sau khi đọc: anh nông dân không cho hai người mặc đồ trắng và vàng vào ở nhờ mà cho một anh đen đủi vào vì thấy anh ta hiền lành |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |