A – Kiến thức trọng tâm
1. Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các có thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
2. Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:
- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng)
- Thụ tinh: nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
- Phát triển phôi, thai: hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ
- Sự đẻ: con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cá thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh)
3. Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người
4. Điều khiển thay đổi số con: kích thích trứng chín và rụng: thay đổi các yếu tố môi trường như sáng sáng, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo,...
5. Điều khiển giới tính của vật nuôi theo nhu cầu: lọc, li tâm để tách tinh trùng X,Y; sử dụng hormone nhân tạo, lai tạo
6. Với các hiểu biết về sinh sản ở người, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. Có 3 nhóm biện pháp tránh thai:
- Ngăn cản trứng chín và rụng
- Ngăn cản tinh trùng gặp trứng
- Ngăn cản sự làm tổ của trứng
Bài tập & Lời giải
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Xem lời giải
I. SINH SẢN VÔ TÍNH
Câu hỏi 1: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?
Xem lời giải
II. SINH SẢN HỮU TÍNH
Câu hỏi 3: Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): Hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai; sự đẻ.
Xem lời giải
III. ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Câu hỏi 5: Quan sát Hình 26.8 và 26.9, phân tích quá trình điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng ở người
Xem lời giải
Hoạt động luyện tập
Câu hỏi:
a, Phân tích mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh nguyệt
b, Vì sao khi phụ nữ mang thai, quá trình rụng trứng không xảy ra?
Xem lời giải
IV. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Câu hỏi 6: Hãy trình bày một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật
Xem lời giải
Câu hỏi 7: Hãy nêu một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ta
Xem lời giải
Hoạt động vận dụng
Câu hỏi: Hãy kể một số giống vật nuôi nhập khẩu được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở nước ta
Xem lời giải
V. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Câu hỏi 8: Dựa vào Bảng 26.1, hãy trình bày cơ sở khoa học, cơ chế tác dụng và hiệu quả của một số biện pháp tránh thai phổ biến
Xem lời giải
Hoạt động luyện tập
Câu hỏi:
a, Vì sao trẻ vị thành niên không nên dùng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, triệt sản, dụng cụ tử cung?
b, Vì sao khi dùng thuốc tránh thai thì trứng không rụng mà phụ nữ vẫn có kinh nguyệt?
Xem lời giải
Hoạt động vận dụng
Câu hỏi: Thiết kế poster hoặc infographic,... để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên