Giải SBT Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Hướng dẫn giải bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử trang 5 SBT lịch sử 10 kết nối tri thức. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập & Lời giải

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây

Câu 1. Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đôi thoại không bao giờ dút giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Câu 3. Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.

D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.

Câu 4. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.

B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.

C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.

D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

Câu 6. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Câu 7. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?

A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.

B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....

C. Dự báo về tương lai của đắt nước, nhân loại,...

D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.

Câu 8. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Khách quan, trung thực.

D. Nhân văn, tiến bộ.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Vì người lao động.

Câu 10. G.M. Cla-đen-ni-ớt — nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đỏi hỏi người việt sử phải tự đặt mình vào vị thẾ của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, ... thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điêu không thể”. Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

A. Cần đảm bảo tinh khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.

B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.

C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.

D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.

Câu 11. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.

D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

Câu 12. Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu chữ viết.

D. Sử liệu gốc.

Câu 13. Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?

A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.

B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp.

C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.

D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết.

 

Xem lời giải

BÀI TẬP 2: Ghép nối hình ảnh và ô chữ cho đúng

Câu 2.1: Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử  thông qua các hình ảnh dưới đây

Câu 2.2: Phân biệt các nguồn sử liệu thông qua những hình ảnh dưới đây

Xem lời giải

BÀI TẬP 3: Đọc và xác định các dữ liệu lịch sử sau được hình thành thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Dựa vào cơ sở nào mà em xác định như vậy?

1. Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyên xưng vương, định đô ở Cỗ Loa (Hà Nội). Năm 1010, Lý Công Uẫn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội). Năm 1428, Lê Lợi thành lập nhà Lê sơ; Đại Việt phát triển trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

2. Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiền Ngô Vương... lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nỗi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được".

(Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 — 205).

3. Nhạc cung đình Huế là một bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhạc cung đình Huế có nhiều loại khác nhau như: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,... Nghiên cứu âm nhạc cung đình Huế thấy rõ ảnh hưởng với các mức độ khác nhau của âm nhạc cung đình của các triều đại trước như: cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc về bản chát là biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc từ thời Trân; một số cơ câu dàn nhạc là biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê, nghệ thuật hát bội là biến thái của nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài được Đào Duy Từ truyền bá và phát triển vào Nam,...

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 799).

Xem lời giải

BÀI TẬP 4: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích,... để khai thác thông tin sử liệu từ các hình 8, 9, 10, 11, 12, 13 được giới thiệu trong hoạt động 2.2 ở trên. 

Xem lời giải

BÀI TẬP 5: Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.

Xem lời giải

BÀI TẬP 6: Hãy đặt các câu hỏi để khai thác sử liệu sau (Gợi ý: Đặt câu hỏi theo kỹ thuật tư duy 5W1H trong học tập lịch sử).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập