Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.

BÀI TẬP 5: Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.

Bài Làm:

Ví dụ: Từ kết quả nghiên cứu về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, làm rõ một sô chức năng/nhiệm vụ của Sử học:

1. Chức năng:

1.1. Chức năng khoa học:

(Khôi phục các sự kiện lịch sử đã xảy ra theo trình tự diễn biến của nó (từ ngày 13/08 đến ngày 02/09/1945)

- Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh (chủ tọa), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng, điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

- Ngày 16 tháng 8, một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình,...

- Ngày 17 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

- Sáng ngày19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trườngNhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

- Hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch - hai đại diện cao cấp của Việt Minh về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông Terauchi còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin.

- Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.

- Đến ngày 30 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh giành được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791 khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

(Chỉ ra các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám).

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đây là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Đây cũng là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ Cộng hào ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị, nó khẳng định rằng trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

* Nguyên nhân thắng lợi:

– Nguyên nhân quốc tế:

+ Cách mạng tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên Thế giới phát triển mạnh.

– Nguyên nhân trong nước:

+ Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập. Tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

+ Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực lỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.

1.2. Chức năng xã hội:

+ Chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám đối với cách mạng Việt Nam.

+ Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

2. Nhiệm vụ:

Căn cứ từ những phân tích về chức năng ở trên để chỉ ra những nhiệm vụ tương ứng khi nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây

Câu 1. Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đôi thoại không bao giờ dút giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Câu 3. Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.

D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.

Câu 4. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?

A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.

D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.

B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.

C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.

D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

Câu 6. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Câu 7. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?

A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.

B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....

C. Dự báo về tương lai của đắt nước, nhân loại,...

D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.

Câu 8. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Khách quan, trung thực.

D. Nhân văn, tiến bộ.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Vì người lao động.

Câu 10. G.M. Cla-đen-ni-ớt — nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đỏi hỏi người việt sử phải tự đặt mình vào vị thẾ của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, ... thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điêu không thể”. Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

A. Cần đảm bảo tinh khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.

B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.

C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.

D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.

Câu 11. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.

D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

Câu 12. Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu chữ viết.

D. Sử liệu gốc.

Câu 13. Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?

A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.

B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp.

C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.

D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết.

 

Xem lời giải

BÀI TẬP 2: Ghép nối hình ảnh và ô chữ cho đúng

Câu 2.1: Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử  thông qua các hình ảnh dưới đây

Câu 2.2: Phân biệt các nguồn sử liệu thông qua những hình ảnh dưới đây

Xem lời giải

BÀI TẬP 3: Đọc và xác định các dữ liệu lịch sử sau được hình thành thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Dựa vào cơ sở nào mà em xác định như vậy?

1. Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyên xưng vương, định đô ở Cỗ Loa (Hà Nội). Năm 1010, Lý Công Uẫn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội). Năm 1428, Lê Lợi thành lập nhà Lê sơ; Đại Việt phát triển trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

2. Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiền Ngô Vương... lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nỗi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được".

(Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 — 205).

3. Nhạc cung đình Huế là một bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhạc cung đình Huế có nhiều loại khác nhau như: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,... Nghiên cứu âm nhạc cung đình Huế thấy rõ ảnh hưởng với các mức độ khác nhau của âm nhạc cung đình của các triều đại trước như: cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc về bản chát là biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc từ thời Trân; một số cơ câu dàn nhạc là biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê, nghệ thuật hát bội là biến thái của nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài được Đào Duy Từ truyền bá và phát triển vào Nam,...

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 799).

Xem lời giải

BÀI TẬP 4: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích,... để khai thác thông tin sử liệu từ các hình 8, 9, 10, 11, 12, 13 được giới thiệu trong hoạt động 2.2 ở trên. 

Xem lời giải

BÀI TẬP 6: Hãy đặt các câu hỏi để khai thác sử liệu sau (Gợi ý: Đặt câu hỏi theo kỹ thuật tư duy 5W1H trong học tập lịch sử).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập