2. Nhà bác học Tô-ri-xe-li là người đầu tiên tìm ra cách đo áp suất khí quyển như sau:
Ông lấy một ống thủy tinh dài 1m, một đầu kín, đổ đầy thủy ngân vào. Bít một đầu còn lại rồi quay ngược ống xuống nhúng chìm vào một chậu thủy ngân rồi bỏ tay ra.
Ống thủy ngân trong ống tụt xuống còn lại khoảng 76cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu.
a. Tại sao không thể dùng công thức P = $\frac{F}{S}$ hay công thức P = d.h để tính độ lớn của áp suất khí quyển?
b. Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
So sánh áp suất tại hai điểm đó.
c. Tính áp suất tại B rồi suy ra áp suất khí quyển.
d. Hoàn thành kết luận sau:
Có thể tính áp suất khí quyển thông qua áp suất của cột .................... Áp suất khí quyển bằng ....................... trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta dùng mmHg làm ................... áp suất khí quyển.
Bài Làm:
a. Không thể dùng công thức P = $\frac{F}{S}$ hay công thức P = d.h để tính độ lớn của áp suất khí quyển. Vì độ cao của cột khí quyển không thể xác định được, trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao. Điểu này làm cho việc không thể dùng công thức tính áp suất chất rắn hay lỏng để tính áp suất khí quyển.
b. Áp suất tác dụng lên điểm A là áp suất khí quyển. Áp suất tác dụng lên B là áp suất chất lỏng.
Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng nên các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) là bằng nhau.
c. Thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000N/m3
Vậy áp suất tại điểm B là: PB = d.h = 136000.0,76 = 103360 (Pa)
Do đó áp suất khí quyển tại A là : PA = PB = 103360 (Pa)
d. Có thể tính áp suất khí quyển thông qua áp suất của cột thủy ngân. Áp suất khí quyển bằng áp suất trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta dùng mmHg làm đơn vị áp suất khí quyển.