Câu 1: Trang 130 sgk toán lớp 4
Tính:
a) \(\frac{4}{5}-\frac{1}{3}\); b) \(\frac{5}{6}-\frac{3}{8}\)
c) \(\frac{8}{7}-\frac{2}{3}\) d) \(\frac{5}{3}-\frac{3}{5}\)
Bài Làm:
a) \(\frac{4}{5}-\frac{1}{3}\);
Mẫu số 5 khác 3 nên ta quy đồng để đưa về cùng mẫu rồi trừ.
Quy đồng mẫu số:
\(\frac{4}{5}= \frac{4×3}{5×3}=\frac{12}{15}\);
\(\frac{1}{3}= \frac{1×5}{3×5}=\frac{5}{15}\)
Trừ hai phân số có cùng mẫu là 15:
\(\frac{4}{5}-\frac{1}{3}\) = \(\frac{12}{15}-\frac{5}{15}= \frac{12-5}{15}= \frac{7}{5}\)
b) \(\frac{5}{6}-\frac{3}{8}\)
Mẫu số 6 khác 8 nên ta quy đồng để đưa về cùng mẫu rồi trừ.
Quy đồng mẫu số:
\(\frac{5}{6}= \frac{5×8}{6×8}=\frac{40}{48}\);
\(\frac{3}{8}= \frac{3×6}{8×6}=\frac{18}{48}\)
Trừ hai phân số có cùng mẫu số là 48:
\(\frac{5}{6}-\frac{3}{8}\) = \(\frac{40}{48}- \frac{18}{48}= \frac{40-18}{48}= \frac{22}{48}\)
c) \(\frac{8}{7}-\frac{2}{3}\)
Mẫu số 7 khác 3 nên ta quy đồng để đưa về cùng mẫu rồi trừ.
Quy đồng mẫu số:
\(\frac{8}{7}\) = \(\frac{8 \times 3}{7 \times 3}\) = \(\frac{24}{21}\)
\(\frac{2}{3}\) = \(\frac{2 \times 7}{3 \times 7}\) = \(\frac{14}{21}\)
Trừ hai phân số có cùng mẫu số là 21:
\(\frac{8}{7}-\frac{2}{3}\) = \(\frac{24}{21}\) - \(\frac{14}{21}\) = \(\frac{24 - 14}{21}\) =\(\frac{10}{21}\)
d) \(\frac{5}{3}-\frac{3}{5}\)
Mẫu số 3 khác 5 nên ta quy đồng để đưa về cùng mẫu rồi trừ.
Quy đồng mẫu số:
\(\frac{5}{3}= \frac{5×5}{3×5}= \frac{25}{15}\);
\(\frac{3}{5}= \frac{3×3}{5×3}= \frac{9}{15}\)
Trừ hai phân số có cùng mẫu là 15:
\(\frac{5}{3}-\frac{3}{5}\) = \(\frac{25}{15}- \frac{9}{15}= \frac{25-9}{15}= \frac{16}{15}\)