Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Ví dụ: Thực hiện phép tính : \(\frac{3}{8}+\frac{2}{8}\)
Ta có: : \(\frac{3}{8}+\frac{2}{8}\) = \(\frac{3 + 2}{8}\)
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 126 sgk toán lớp 4
Tính
a) \(\frac{2}{5}+\frac{3}{5}\) b) \(\frac{3}{4}+\frac{5}{4}\)
c) \(\frac{3}{8}+\frac{7}{8}\) d) \(\frac{35}{25}+\frac{7}{25}\)
Xem lời giải
Câu 2: Trang 126 sgk toán lớp 4
Tính chất giao hoán
Viết tiếp vào chỗ chấm:
\(\frac{3}{7}+\frac{2}{7} = ...;\) \(\frac{2}{7}+\frac{3}{7}\) = ...
\(\frac{2}{7}+\frac{3}{7} ...\frac{3}{7} +\frac{2}{7}\)
Xem lời giải
Câu 3: Trang 126 sgk toán lớp 4
Hai ô tô cùng chuyển gạo ra một kho. Ô tô thứ nhất chuyển được \(\frac{2}{7}\) số gạo trong kho. Ô tô thứ hai chuyển được \(\frac{3}{7}\) số gạo trong kho. Hỏi cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho?