Giải bài tập 32 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Bài tập 32 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình chữ nhật ABCD có hai cạnh kề không bằng nhau. Tia phân giác của các góc A và B cắt nhau tại E. Tia phân giác của các góc C và D cắt nhau tại F. Gọi G là giao điểm của AE và DF, I là giao điểm của BE và CF. Chứng minh:

a) GH // CD;                                  b) Tứ giác GFHE là hình vuông.

Bài Làm:

Cho hình chữ nhật ABCD có hai cạnh kề không bằng nhau. Tia phân giác của các góc A và B cắt nhau tại E. Tia phân giác của các góc C và D cắt nhau tại F. Gọi G là giao điểm của AE và DF, I là giao điểm của BE và CF. Chứng minh: a) GH // CD;                                  b) Tứ giác GFHE là hình vuông.

a) Do ABCD là hình chữ nhật nên

$\widehat{DAB}=\widehat{ABC}=\widehat{BCD}=\widehat{CDA}$ = 90°.

Mà AE, BE, CF, DF lần lượt là các tia phân giác của các góc DAB, ABC, BCD, CDA

=>$\widehat{DAE}=\widehat{EAB}=\widehat{ABE}=\widehat{EBC}=\widehat{BCF}=\widehat{FCD}=\widehat{CDF}=\widehat{FDA}= 45°$.

Do đó, các tam giác EAB, FCD, GAD, HBC đều là tam giác vuông cân. 

∆GAD = ∆HBC (g.c.g) => GD = HC.  Mà FD = FC => FG = FH. 

Do đó, tam giác FGH vuông cân tại F => $\widehat{FGH}$ = 45°.

Ta có: $\widehat{FGH}=\widehat{CDF}$ = 45° và $\widehat{FGH}$, $\widehat{CDF}$ nằm ở vị trí đồng vị nên GH // CD. 

b) $\widehat{EGF}=\widehat{AGD}$ = 90° (hai góc đối đỉnh).

Tứ giác GFHE có $\widehat{EGF}=\widehat{GFH}=\widehat{HEG}$ = 90° nên GFHE là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật GFHE có FG = FH nên GFHE là hình vuông.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Toán 8 Cánh diều bài 7 Hình vuông

Bài tập 31 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình vuông ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Trên tia đối của tia CB lấy điểm K sao cho BC = CK. Từ điểm B kẻ đường thẳng song song với AC cắt tỉa DC tại E. Gọi F là trung điểm của BE.

a) Chứng minh các tử giác BOCF và BDKE đều là hình vuông.

b) Tứ giác CDOF có thể là hình vuông không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài tập 33 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình bình hành ABCD. Ở phía ngoài hình bình hành, vẽ các hình vuông ABEF và ADGH (Hình 26). Chứng minh:

a) ∆HAF = ∆ADC;                        b*) AC ⊥ HF.

Bài tập 33 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Xem lời giải

Bài tập 34 trang 102 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Gọi F, H lần

lượt là trung điểm của BG, CG.

a) Tứ giác EFHD là hình gì? Vì sao?

b*) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác EFHD là hình vuông.

Xem lời giải

Bài tập 35 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình vuông ABCD có AB = 12 cm. Trên cạnh CD lấy điểm E sao cho DE = 5 cm. Tia phân giác của góc BAE cắt BC tại F. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M sao cho BM = DE.

a) Chứng minh AE = AM = FM.                                 b) Tỉnh độ dài BF.

Bài tập 35 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Xem lời giải

Bài tập 36 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm E thuộc cạnh CD và điểm F thuộc tia đối của tia BC sao cho BF = DE.

a) Chứng minh tam giác AEF là tam giác vuông cân.

b) Gọi I là trung điểm của EF. Trên tia đối của tia IA lấy điểm K sao cho IK = IA. Chứng minh tứ giác AEKF là hình vuông.

c*) Chứng minh I thuộc đường thẳng BD.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT toán 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT toán 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.