Giải bài 30 Những ngọn hải đăng

Giải bài 30 Những ngọn hải đăng - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Nói về những người làm công việc canh giữ biển đảo của Tổ quốc.

Câu trả lời:

Những người làm công việc canh giữ biển đảo của Tổ quốc gồm bộ đội hải quân, cảnh sát biển và cả những ngư dân sống trên biển.

 

ĐỌC

1. Nêu ích lợi của những ngọn hải đăng.

2. Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì?

3. Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả ra sao? Em có suy nghĩ gì về công việc của họ?

4. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự bài đọc.

Giải bài 30 Những ngọn hải đăng

Câu trả lời:

1. Ích lợi của những ngọn hải đăng: giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương, giúp người đi biển cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường.

2. Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời hoặc máy phát điện.

3. Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả không quản ngày đêm. Họ phải thay phiên nhau kiểm tra ngọn đèn, bảo dưỡng thường xuyên. Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.

Công việc của những người canh giữ hải đăng là công việc vất vả, gian khổ, đòi hỏi sự sẵn sàng 24/24 nhưng cũng là công việc đầy ý nghĩa.

4. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự bài đọc.

(1) - Vai trò của những ngọn hải đăng

(2) - Công việc của những người canh giữ hải đăng

(3) - Ca ngợi những người canh giữ hải đăng

 

VIẾT

Ôn chữ viết hoa: M, N

1. Viết tên riêng: Mũi Né

2. Viết câu:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

(Ca dao)

Câu trả lời:

HS tự thực hiện.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Xếp các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Giải bài 30 Những ngọn hải đăng

Sáng ra biển hóa trẻ con

Sóng lắc ông trời thức dậy

Dã tràng cõng nắng lon xon

Mắt thụt mắt thò hấp háy.

 

Đèn biển đêm qua nhấp nháy

Bây giờ đứng quấn khăn sương

Đoàn tàu thung thăng qua đấy

Thả một chuỗi còi thân thương.

(Hoài Khánh)

2. Tìm thêm những từ ngữ chỉ sự vật có trong đoạn thơ trên.

3. Hỏi - đáp về sự vật, hoạt động được nói đến trong đoạn thơ.

Giải bài 30 Những ngọn hải đăng

Câu trả lời:

1.

Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ hoạt động
  •  biển
  • sóng
  • đèn biển
  • sương
  • đoàn tàu
  •  thức dậy
  • cõng
  • đứng

2. Những từ ngữ chỉ sự vật có trong đoạn thơ trên: trẻ con, ông trời, dã tràng, nắng, khăn, còi.

3. Hỏi - đáp về sự vật, hoạt động được nói đến trong đoạn thơ.

(1) - Đèn biển đêm qua làm gì?

- Đèn biển đêm qua nhấp nháy.

(2) - Đèn biển bây giờ như thế nào?

- Đèn biển bây giờ đứng quấn khăn sương.

(3) - Đoàn tàu đi đâu?

- Đoàn tàu đi qua chỗ đèn biển.

(4) - Đoàn tàu làm gì?

- Đoàn tàu thả một chuỗi còi thân thương.

 

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

1. Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải bài 30 Những ngọn hải đăng

a. Bạn Nga viết thư cho ai?

b. Dòng đầu bức thư ghi những gì?

c. Đoạn nào trong thư là lời hỏi thăm?

d. Đoạn nào trong thư là lời Nga kể về mình và gia đình?

e. Nga mong ước điều gì? Nga chúc chú thế nào?

2. Trao đổi với bạn: Em muốn viết thư cho ai? Trong thư, em sẽ viết những gì?

3. Dựa vào những điều đã trao đổi với bạn, em hãy viết 3 - 4 câu hỏi thăm tình hình của người nhận thư.

Câu trả lời:

1.

a. Bạn Nga viết thư cho chú Thành.

b. Dòng đầu bức thư ghi thời gian, địa điểm viết thư.

c. Đoạn đầu trong thư là lời hỏi thăm.

d. Đoạn giữa trong thư là lời Nga kể về mình và gia đình.

e. Nga mong ước được ra đảo thăm chú. Nga chúc chú luôn mạnh khỏe.

2. Trao đổi với bạn: Em muốn viết thư cho ai? Trong thư, em sẽ viết những gì?

Ví dụ: Em muốn viết thư cho ông ngoại. Trong thư, em sẽ hỏi thăm sức khỏe của ông và kể cho ông nghe những bức tranh em mới vẽ để tặng ông.

3.

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2022

Ông ngoại kính mến của cháu!

Ông dạo này có khỏe không ông? Ông có cười mỗi ngày với con mèo già hay không? Bể cá của ông dạo này có thêm chú cá mới nào không ông nhỉ?

Cháu nhớ ông nhiều và rất muốn về chơi với ông. Ông ơi, ông là người đầu tiên khen cháu vẽ đẹp và cổ vũ cho cháu vẽ. Cháu đã vẽ rất nhiều tranh về Hồ Gươm, cháu đã vẽ cả con rùa để ông dán lên bể cá. Cháu gửi trước cho ông vài bức tranh cháu vẽ, ông nhé?! Bố mẹ cháu vẫn mạnh khỏe cả. Anh Long giờ đã đi làm gần nhà hơn. Ông không phải lo lắng gì đâu, ông ạ.

   Cháu mong là hè năm nay, cháu sẽ được về quê thăm ông, được cùng ông dán những bức tranh của cháu lên bể cá, được cùng ông đi múc nước ở bể nước mưa có hình ngôi sao do ông làm. Cháu chúc ông luôn vui, khỏe. Ông cũng nói với con mèo già là cháu nhớ nó nhiều lắm, ông nhé!

Cháu của ông

Đỗ Linh Nhi

 

VẬN DỤNG

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục.

Câu trả lời:

1.

Ảnh Bác

Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

2.

Lượm

Tố Hữu

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế
Lượm ơi!

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

3.

Cháu nhớ Bác Hồ

Thanh Hải

Đêm nay bên bến Ô Lâu

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ

Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu

 

Mắt hiền sáng rực như sao

Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Nhớ khi trǎng sáng đầy trời

Trung thu bác gởi những lời vào thǎm

 

Nhớ ngày quê cháu tan hoang

Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho

Nhớ khi nhà cháu ra tro

Bác đưa bộ đội về lo che giùm

 

Bác ơi nhớ mấy cho cùng

Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không.

Đêm đêm cháu những bâng khuâng

Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu

 

Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu

Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ

Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

 

Bác ơi dù cách núi non

Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa

Giặc kia muốn cắt sơn hà

Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,

 

Hướng về sắc đỏ ngọn cờ

Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.

Đêm nằm cháu những chiêm bao

Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam.

 

Cổng chào dựng chật đường quan

Bác đến đình làng Bác đứng trên cao

Bác cười thân mật biết bao

Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu

 

Ung dung Bác vuốt chòm râu

Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười.

Đêm nay trǎng lại sáng rồi

Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông

 

Ngoài xa nghe tiếng trống rung

Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo

Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo

Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra.

4.

Người liên lạc nhỏ

Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

- Nào, bác cháu ta lên đường!

Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.

Nghe đằng trước có tiếng hỏi:

- Bé con đi đâu sớm thế?

Kim Đồng nói:

- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.

Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:

- Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm.

Theo Tô Hoài

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.