Giải bài 18 Món quà đặc biệt

Giải bài 18 Món quà đặc biệt - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân.

Câu trả lời:

Những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân:

  • Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân.
  • Lắng nghe người thân.
  • Hỏi thăm sức khỏe của người thân.
  • Mua quà tặng người thân nhân dịp đặc biệt (sinh nhật, mùng 8/3, 20/10,...)

 

ĐỌC

1. Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?

2. Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?

a. băn khoăn

b. đăm chiêu

c. hồi hộp

d. ngạc nhiên

3. Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?

4. Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?

5. Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?

Câu trả lời:

1. Hai chị em đã viết trong tấm thiệp tặng bố:

"Bố:

  • Tính rất hiền
  • Nói rất to
  • Ngủ rất nhanh
  • Ghét nói dối
  • Nấu ăn không ngon
  • Yêu mẹ
  • Rất đẹp trai

2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em:

d. ngạc nhiên

3. Bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt vì đã quên xóa dòng "Nấu ăn không ngon".

4. Để hai chị em cảm thấy rất vui, bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và nói: "Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con.".

5. 

  • Em thích nhất chi tiết người chị nhớ ra là chưa xóa dòng "Nấu ăn không ngon" và rơm rớm nước mắt vì trông người chị rất dễ thương.
  • Em thích nhất chi tiết bố ôm cả hai chị em vào lòng và nói muốn thêm một ý nữa là "Bố rất yêu các con". Em thích chi tiết đó vì nó thể hiện tình cảm mà bố dành cho hai chị em.

 

VIẾT

Ôn chữ viết hoa: G, H

1. Viết tên riêng: Hà Giang

2. Viết câu:

Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng

Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra.

(Nguyễn Đức Mậu)

Câu trả lời:

HS tự thực hiện.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Tìm từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ dưới đây:

Có một giờ Văn như thế

Lớp em im phắc lặng nghe

Bài "Mẹ vắng nhà ngày bão"

Cô giảng miệt mài say mê

 

Ai cũng nghĩ đến mẹ mình

Dịu dàng, đảm đang, tần tảo

Ai cũng thương thương bố mình

Vụng về chăm con ngày bão.

(Nguyễn Thị Mai)

2. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.

- Chị xóa dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!

 - A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Giải bài 18 Món quà đặc biệt

3. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

4. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:3. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

a. Nhờ người thân hướng dẫn làm bưu thiếp

b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp

c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê

d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích

M: Chị hướng dẫn em làm bưu thiếp đi!

Câu trả lời:

1. Từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ:

  • im phắc
  • miệt mài
  • dịu dàng
  • đảm đang
  • tần tảo
  • vụng về

2. 

  • Câu kể: Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
  • Câu cảm: A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
  • Câu khiến: Chị xóa dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!

3. Dấu hiệu nhận biết câu khiến là:

  • Có các từ như hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
  • Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

4. 

a. Mẹ ơi, mẹ chỉ con cách làm bưu thiếp với mẹ nhé!

b. Các em nhớ giữ trật khi xem phim trong rạp nhé!

c. Bố ơi, bố đưa con về thăm quê đi mà!

d. Bố mua cho con cuốn truyện Conan bố nhé!

 

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

1. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.

Giải bài 18 Món quà đặc biệt

Gợi ý:

  • Tên đồ vật
  • Đặc điểm về màu sắc
  • Đặc điểm về hình dạng, kích thước
  • Đặc điểm về hoạt động, công dụng

2. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 - 4 câu tả đồ vật đó.

Gợi ý:

  • Viết câu tả màu sắc

Mẫu: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.

  • Viết câu tả hình dáng, kích thước

Mẫu: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.

  • Viết câu tả hoạt động, công dụng

Mẫu: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng "tách tách" của ổ khóa nghe thật vui tai.

Câu trả lời:

1.

Tên đồ vật xe đạp đồng hồ báo thức cặp sách lật đật đèn bàn
Đặc điểm về màu sắc xanh da trời xanh lá, vàng xanh dương đỏ đỏ
Đặc điểm về hình dạng, kích thước nhỏ to to vừa to
Đặc điểm về hoạt động, công dụng đi lại xem giờ, báo thức đựng sách, đồ dùng học tập làm đồ chơi soi sáng khi học bài

2. Viết 3 - 4 câu miêu tả một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp.

  • Cái bảng từ lớp em có màu xanh lục.
  • Bảng dài gần 3 mét.
  • Bảng từ lớp em ngoài công dụng để viết thì còn có thể treo tranh, ảnh, giấy lên trên bằng cách gắn nam châm.

 

VẬN DỤNG

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về người thân.

Câu trả lời:

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về người thân:

  • Bài thơ Những điều bố yêu của Nguyễn Chí Thuật.
  • Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương.
  • Bài thơ Về làng của Nguyễn Duy.
  • Bài thơ Tôi ru con gái tôi của Đỗ Trung Lai.

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.