Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam
1. Tìm hiểu về các vùng miền dân ca
a. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc
b. Dân ca trung du và đồng bằng Bă Bộ
c. Dân ca Trung Bộ
d. Dân ca Tây Nguyên
e. Dân ca Nam Bộ
2. Nghe và nhận biết một số bài dân ca phổ biến của các vùng miền
Yêu cầu:
Những yếu tố nào tạo nên sự phong phú của dân ca các vùng miền?
Trả lời:
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở TrungBộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.