Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 4: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm

 

Bài Làm:

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn, thử thách nhưng quan trọng dù hoàn cảnh nào thì ta vẫn phải giữ gìn nhân cách và phẩm chất cao đẹp của mình. Câu tục ngữ với hai vế vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau: “đói cho sạch” là dù hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn, không đủ ăn nhưng vẫn phải luôn giữ chiếc bát cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Đó là thói quen tốt cho sức khỏe; còn “rách cho thơm” nghĩa là chiếc áo có rách nát nhưng không vì thế mà để hôi hám, bẩn thỉu mà cần giặt giũ cho thơm tho. Đó là cách sống sạch sẽ, gọn gàng, là thói quen tốt cần duy trì ở mỗi người. Ở ý tứ sâu xa hơn, ông bà ta khuyên nhủ dù nghèo đói hay vật chất thiếu thốn, vẫn luôn giữ tấm lòng trong sạch, không thì đói mà đi ăn trộm ăn cắp hay làm điều gì sai phạm. Bởi sống trái lương tâm sẽ khiến chúng ta hổ thẹn, luôn áy náy và day dứt với chính bản thân. Như vậy, hoàn cảnh gặp lúc sa cơ lỡ vận cũng không để người đời cười khinh vì bán rẻ nhân cách, tha hóa chính minh. Cái sạch, cái thơm chính là tấm lòng khẳng khái, dù sống trong bùn đục nhưng như bông hoa sen vẫn tỏa ngát hương. Có như vậy dù cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tâm hồn vẫn luôn thảnh thơi, cuộc sống vẫn trần đầy niềm vui và nhàn nhã. Bài học về lòng tự trọng đó thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 1: Trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2
Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Câu 2: Trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2
Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2
So sánh hai câu tục ngữ sau:

  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2
Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:

  • Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh.
  • Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ.
  • Từ và câu có nhiều nghĩa.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta:  Lá lành đùm lá rách

Xem lời giải

Câu 2: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Không thầy đố mày làm nên

Xem lời giải

Câu 3: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Xem lời giải

Câu 5: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Cái răng, cái tóc là góc con người

Xem lời giải

Câu 6:   Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Xem lời giải

Câu 7:  Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tục ngữ về con người và xã hội "

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.