2. Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.
d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
Câu hỏi:
- Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
- Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng các loại tệ nạn xã hội nào?
Bài Làm:
a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, cờ bạc,…
b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì đánh bài cũng là một hình thức tệ nạn xã hội và hành vi này vi phạm pháp luật.
c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì hút thuốc sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người chứ không thể hiện bản lĩnh sành điệu.
d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì ma túy là chất gây nghiện, chỉ cần sử dụng ma túy một lần sẽ gây ra hậu quả khôn lường, biến ta trở thành con nghiện.
đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.
- Em đồng ý với ý kiến trên.
- Vì trò chơi điện tử dễ dàng khiến ta nghiện, bỏ học, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.
- Em đồng ý với ý kiến trên.
- Vì cá độ bóng đá là một hình thức tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, dù lứa tuổi nào thì tham gia cá độ bóng đá cũng sẽ bị xử lí tùy theo độ tuổi và mức độ khác nhau.