Câu 8. Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Vào năm 1833, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho bộ Công: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trong trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại! Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phải người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cồi to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.
(Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3,
NXB Giáo dục Hà Nội, 2006, trang 743)
1. Gạch một gạch dưới các câu trong đoạn tư liệu thể hiện vua Minh Mạng am hiểu tường tận về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
2. Gạch hai gạch dưới các câu thể hiện nhà vua luôn có kế hoạch chăm lo, gìn giữ vùng biển đảo của đất nước.
3. Công việc cụ thể nhà vua chỉ dụ cho bộ Công (vào năm 1833) phải làm là gì?
4. Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) mô tả quần đảo Hoàng Sa với hai yêu cầu:
- Mô tả dựa trên thông tin có trong chỉ dụ năm 1833.
- Mô tả vào thời điểm khoảng năm 1838, sau khi chỉ dụ của vua Minh Mạng được thực hiện khoảng 5 năm.
Bài Làm:
Đáp án:
1. Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trong trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu.
2. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại! Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phải người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cồi to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn.
3. Công việc cụ thể nhà vua chỉ dụ cho bộ Công (vào năm 1833) là:
- Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phải người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối.
- Ngày sau cây cồi to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn.
4. Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo của Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Vào năm 1833, theo ghi chép trong chỉ dụ, Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, xa trong trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu. Đến năm 1838, thủy quân triều đình Minh Mạng hoàn thiện và công bố chính thức bản đồ quốc gia gọi là Đại Nam nhất thống toàn đồ, ghi chép rằng “Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam.”