B. Đọc văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt dưới đây và trả lời các câu hỏi.
SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TRONG SINH HOẠT
Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chỉ có thể thiệt hại đến tinh mạng, tài sản. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô cùng quan trọng.
Vì sao phải thực hiện các quy tắc an toàn điện?
Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, nó cũng là một loại vật chất vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại rất đáng tiếc. Theo thống kê của Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương, hằng năm, cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, khiến từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện sinh hoạt tại gia đình. Việc hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn điện là nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng điện
Dưới đây là một số quy tắc thông dụng được trích tủ Cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện an toàn do một công tỉ điện lực ban hành.
1 PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG
CÁCH • Lắp cầu dao hay át-tô-mát (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.
• Lắp cầu chỉ ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập
hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện • Lắp đặt trên cả dây pha và dây trung tinh thiết bị bảo vệ đóng cắt điện.
2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO: • Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện)
, cầu chỉ không có nắp che sáng tạo • Cầu dao, cầu chỉ không
3. KHÔNG sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rỏ điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN
4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật dụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN
5. KHÔNG CẢM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
6. KHÔNG NẰM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cám.
7. KHI CÓ GIỐNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỖ TƯỞNG,... PHẢI KỊP THỜI
• CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,...
•TÁCH CẤP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền. • CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chỉ, át-tô-mát,...
8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu dao, cầu chỉ, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển bảo “CẢM ĐÓNG ĐIỆN”.
9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật.
10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NÊN NHÀ ẨM ƯỚT
• KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì dụng cụ sử dụng điện nào. • KHÔNG ĐÓNG CÁT cầu dao, công tắc hoặc cắm/ rút phích cắm điện • Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa, \khô,..).
11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bản ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHẢY.
12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG NHÀ • PHẢI đảm bảo an toàn, phủ hợp công suất đường dây cấp điện,
• PHẢI thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh,
• PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biển màu hoặc bong tróc).
Câu hỏi:
1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?
2. Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên mấy điều khoản?
3. Nhận xét về tác dụng của các tấm hình và đoạn văn được in chữ đậm,
4. Các điều khoản chính trong văn bản trên có phải là thông tin cơ bản không? Thông tin chi tiết khác nhau về cấp độ được thể hiện phân biệt trong văn bản bằng dấu hiệu nào?
5. Việc sử dụng lặp lại các từ ngữ, kiểu câu “KHÔNG ”, “KHÔNG ĐƯỢC...”, hoặc “PHẢI..” khi trình bày các điều khoản quy tắc trong văn bản trên có tác dụng gì?
6. Trong văn bản trên, các thuật ngữ, cước chủ có phải là các thông tin chi tiết không? Vì sao?
7. Cho biết trong hình dưới đây
a. Có mấy phích cắm, mấy ổ cắm? Mấy ổ cắm đang được sử dụng?
b. Các thiết bị đang ở trong tình trạng an toàn hay không an toàn? Dựa vào đâu để em kết luận như vậy?
8. Tử các văn bản đã đọc, em rút ra lưu ý gì về cách đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?
Bài Làm:
Em hãy đọc lại văn bản, tìm và đưa ra một số dấu hiệu nhận biết (nếu có) từ:
- Sa-pô (nếu có).
– Cách bố cục, nếu nhan đề, để mục; cách đánh số điều khoản, cách đánh dấu các thông tin chi tiết được liệt kê
– Sự kết hợp giữa lời giới thiệu, thuyết minh với hinh minh hoạ. - Cách sử dụng thuật ngữ, cước chú, tài liệu tham khảo.
2. Gồm 12 điều khoản
3.
(1) Tác dụng của hình ảnh minh hoạ ví dụ như hình minh hoạ 1 giúp cho việc nhận biết chỗ hở trên dây điện không được chạm tay vào rõ rệt và dễ nhớ hơn
(2) Đoạn in chữ đậm, nghiêng ngay sau nhan để văn bản là sa-pô, tóm lược cô đọng về mục đích, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc sử dụng an toàn điện sinh hoạt. Việc in chữ đậm, nghiêng nhằm nhấn mạnh, tác động vào thị giác, gây chú ý khi đọc văn bản.
4.
Thông tin cơ bản |
Chi tiết (thông tin chi tiết) |
- Toát ra từ nhan đề “sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt” - Toát ra từ sa-pô:”việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể lam phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thâm chí có thể gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản. Vì vậy việc đảm bảo an toàn khi sử dụng là vô cùng qu an trọng”. - Toát ra từ toàn văn bản (thông qua các chi tiết) |
- Mỗi điều khoản trong 12 điều khoản ( được đánh số từ 1 -12, thuộc bộ quy tắc sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một thông tin bậc một) - - Các dấu chấm tròn liệt kê đầu dòng là thông tin chi tiết bậc 2 - - Các từ ngữ, thuật ngữ giúp truyền tải thông tin bậc 1, bậc 2 đều có thể xem là chi tiết hay thông tin ( bậc 2, bậc 3) |
Thông tin cơ bản: Các quy tắc sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt
THÔNG TIN CƠ BẢN => Nhan đề của văn bản Sa-pô (Thông tin chi tiết bậc 1)
=> Thông tin chi tiết bậc 2 - Thông tin chi tiết bậc 2
=> THÔNG TIN CƠ BẢN
5.Liệt kê số lượt sử dụng để thấy sự xuất hiện đậm đặc của các từ ngữ, kiểu câu này:
“KHÔNG.” “KHÔNG ĐƯỢC...” (8 lượt)
“PHẢI... (10 lượt)
KHÔNG", KHÔNG ĐƯỢC...” phủ định, cấm đoán dứt khoát về điều không được làm
- “PHẢI...” khẳng định bắt buộc về điều phải làm.
→Tác dụng: Tính bắt buộc phải tuân theo từng điều khoản được nêu trong quy tắc sử dụng điện an toàn.
6. Thuật ngữ, cước chú là các đơn vị thông tin chi tiết nhỏ nhất, góp phần truyền tải thông tin, góp phần tạo nên thông tin bậc 2, bậc 1 và góp phần thể hiện thông tin cơ bản.
7.
a. Trong hình, thiết bị có 3 phích cắm, 7 ổ cắm, 3 ổ cắm đang được sử dụng
b. Thiết bị đang trong tỉnh trạng không an toàn do có hiện tượng toé lửa tử chỗ giao nhau giữa một ổ cắm và phích cắm
8.
Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững các đặc điểm:
- Văn bản viết cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì?
- Thông tin trong văn bản trình bày đã chuẩn xác hay chưa?
- Văn bản được trình bày theo hình thức nào, hình thức này có tác dụng gì trong việc tiếp nhận văn bản?
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.