Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.
a. Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?
b. Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
c. Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người
Bài Làm:
a. Các động từ chỉ hành động của con hổ:
+ "nhảy nhót"
+ "dụi đầu"
+ "gầm lên", "chạy quanh"
+ "đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều".
b.
- BPTT: Nhân hóa.
→Nhân hóa con hổ hành xử như con người: nhảy nhót, dụi đầu, chạy quanh quan tài, đưa dê và lợn đến trước của nhà bác tiều →→ Chú hổ có lòng biết ơn.
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
+ Làm nổi bật hình ảnh chú hổ.
+ Làm cho chú hổ thêm sinh động và gần gũi hơn với con người.
c. Đạo lí con người: Qua đoạn văn, ta thấy được chú hổ là một con hổ có lòng biết ơn, chú đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những hành động gần gũi nhất. Cũng như chúng ta vậy, khi ai đó giúp đỡ chúng ta, chúng ta hãy biết ơn họ và trả ơn họ một cách chân thành. Đừng sống vô tâm, lạc quan với người đã giúp đỡ ta.