Dạng 2: Độ to và độ cao của âm
Bài tập 1: Em hãy cho biết làm thế nào để có: âm thanh bổng? âm thanh nhỏ? (có thể tăng/ giảm biên độ hoặc tần số).
Bài tập 2: Có 3 vật dao động với kết quả như sau:
Vật |
Số dao động |
Thời gian ( s) |
1 |
1800 |
45 |
2 |
450 |
30 |
3 |
5400 |
90 |
Hãy tính tần số của 3 vật từ đó cho biết:
a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra?
Bài tập 3: Ở chiếc chuông gió, khi có gió, các âm thanh trầm, bổng khác nhau được phát ra. Trường hợp này cho ta kết luận về sự phụ thuộc của tần số vào yếu tố nào của vật?
Bài Làm:
Bài tập 1:
- Để có âm thanh bổng: Tăng tần số âm.
- Để có âm thanh nhỏ: Giảm biên độ âm.
Bài tập 2:
Tần số của vật 1: f1 = $\frac{N_{1}}{t_{1}}=\frac{1800}{45}$ = 40 Hz
Tần số của vật 2: f2 = $\frac{N_{2}}{t_{2}}=\frac{450}{30}$ = 15 Hz
Tần số của vật 3: f3 = $\frac{N_{3}}{t_{3}}=\frac{5400}{90}$ = 60 Hz
a) Vật 2 dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật 3 phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của vật 1 và vật 3 phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz
Bài tập 3: Trong chiếc chuông gió, mỗi thanh có độ dài khác nhau. Do đó khi gõ, ta nghe được âm phát ra trầm, bổng khác nhau.
=> Tần số âm do vật phát ra phụ thuộc vào độ dài của vật.