B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Dạng 1: Cảm ứng ở sinh vật
Bài tập 1: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Vai trò của cảm ứng với sinh vật là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.
Bài tập 2: Quan sát các hiện tượng cảm ứng của một số sinh vật thường gặp và hoàn thành bảng sau:
Tên sinh vật |
Kích thích |
Hiện tượng cảm ứng |
Bướm đêm |
|
|
Chim sẻ |
|
|
Cây hoa hướng dương |
|
|
Cây đậu (rễ cây) |
|
|
Bài tập 3: Các hiện tượng cảm ứng ở thực vật như ngọn cây hướng về phía ánh sáng (hướng sáng dương), rễ cây đâm sâu vào đất (hướng sáng âm) có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
Bài Làm:
Bài tập 1: Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
Ví dụ: rễ cây mọc dài về hướng có nước, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức rụt lại …
Bài tập 2:
Tên sinh vật |
Kích thích |
Hiện tượng cảm ứng |
Bướm đêm |
Ánh sáng |
Bay tới nơi phát sáng |
Chim sẻ |
Nghe tiếng động mạnh |
Bay đi xa khỏi nơi có âm thanh |
Cây hoa hướng dương |
Ánh sáng |
Vươn về phía ánh sáng |
Cây đậu (rễ cây) |
Nước |
Mọc dài về phía có nước |
Bài tập 3: Hướng sáng dương của ngọn giúp cây tìm đến nguồn ánh sáng để quang hợp. Hướng sáng âm của rễ tạo điều kiện để rễ đâm sâu, giúp cây đứng vững trong đất, ngoài ra, hướng sáng âm còn làm cho rễ hút được nhiều nước và muối khoáng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.