A. Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập
PTHH:
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Nhận xét:
- Cứ 1 mol glucozo tạo ra 2 mol bạc.
1. Tính khối lượng bạc dựa vào lượng glucozo cho trước
Dữ kiện cho: Cho lượng glucozo cho trước, tính lượng bạc sinh ra
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH. Xác định số mol bạc sinh ra.
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.
Ví dụ 1: Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với dd AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được.
Ta có: nGlucozo = $\frac{m}{M} = \frac{9}{180} = 0,05$ (mol)
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
P/ư 0,05 -> 0,1
Theo PTHH => nAg = 0,1 (mol)
=> Khối lượng bạc thu được = 0,1.108 = 10,8 (g)
2. Tính lượng glucozo bằng lượng bạc cho trước
Dữ kiện cho: Cho lượng bạc cho trước, tính glucozo phản ứng.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Đặt số mol bạc vào PTHH. Xác định số mol glucozo phản ứng.
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.
Ví dụ 2: Đun nóng dd chứa m g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g Ag .Tính giá trị của m.
Ta có: nAg = $\frac{m}{M} = \frac{32,4}{108} = 0,3$ (mol)
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
P/ư 0,15 <- 0,3
Theo PTHH => nGlucozo = 0,15 (mol)
=> Khối lượng glucozo trong dung dịch = m = 0,15.180 = 27 (g)
3. Phản ứng tráng bạc có hiệu suất
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Đặt số mol chất đã biết vào PTHH. Xác định số mol các chất có liên quan .
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.
Ví dụ 3: Đun nóng dd chứa m g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag. Tính giá trị của m biết hiệu suất của quá trình là 75%.
Ta có: nAg = $\frac{m}{M} = \frac{16,2}{108} = 0,15$ (mol)
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
P/ư 0,075 <- 0,15
Theo PTHH => nGlucozo = 0,075 (mol)
=> Khối lượng glucozo phản ứng = 0,075.180 = 13,5 (g)
Do hiệu suất của quá trình là 75% => Khối lượng glucozo cần dùng là $ \frac{13.5}{0,75}$ = 18 (g)
4. Hỗn hợp glucozo va saccarozo tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Dữ kiện cho: Cho lượng của hỗn hợp glucozo va saccarozo, lượng bạc sinh ra khi cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Đặt số mol bạc vào PTHH của glucozo. Xác định số mol của glucozo từ đó xác định số mol của saccarozo.
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận.
Ví dụ 4: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Tính khối lượng saccarozo trong hỗn hợp ban đầu.
Ta có: nAg = $\frac{m}{M} = \frac{3,24}{108} = 0,03$ (mol)
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
P/ư 0,015 <- 0,03
Theo PTHH => nGlucozo = 0,015 (mol)
=> Khối lượng glucozo trong hỗn hợp đầu = 0,015.180 = 2,7 (g)
=> Khối lượng của saccarozo trong hỗn hợp đầu = 6,12 – 2,7 = 3,42 (g)
B. Bài tập & Lời giải
Bài 1: Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Tính khối lượng bạc thu được.
Xem lời giải
Bài 2: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Tính nồng độ % của dung dịch glucozơ.
Xem lời giải
Bài 3: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15.12 gam Ag. Tính nồng độ % của dung dịch glucozơ.
Xem lời giải
Bài 4: Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ.(H=85%)
Xem lời giải
Bài 5: Cho 200g dung dịch saccarozo 3,42% và glucozo 3,6% phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa.Tính giá trị của m.