Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu (Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng).

Câu 2: Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng).

Bài Làm:

Câu 1: 

Trong truyện, nhân vật Hoài Văn Hầu đã để lại trong em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương giúp cho em và độc giả biết thêm, hiểu rõ những nét đẹp về tính cách và con người của Hoài Văn Hầu. Hoài Văn Hầu hiện lên với vẻ đẹp, tính cách nổi bật như mưu trí, hiên ngang, yêu nước, căm ghét giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước. Câu nói của Chiêu Thành Vương ở cuối bài : “Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!” một lần nữa đã tô đậm: Hoài Văn Hầu người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.

Câu 2: 

Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trẻ xuất hiện nhiều lần. Sự lặp lại của những hình ảnh ấy đã góp phần giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Chúng đã trở thành một nét đặc trưng để nhắc nhở.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

Câu 2: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Câu 2: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể, cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử, cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật,…)

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

… tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hay chia sẻ với các bạn trong lớp.

Câu 2: Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.