Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 6 CTST bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Dẫn nước bẩn qua hỗn hợp cát vàng và than củi, thu được nước sạch. Đây là ứng dụng của phương pháp nào? 

Câu 2: Máy lọc nước gia đình hoạt động như thế nào? 

Câu 3: Lấy ví dụ về một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất đặc trưng riêng của chất. 

Câu 4: Nồi canh có nhiều mỡ. Em hãy trình bày cách làm tách bớt mỡ trong canh. 

Câu 5: Bạn Minh tiến hành lọc chất bẩn trong nước bằng giấy lọc nhưng khi lọc xong vẫn thấy nước lọc đục màu. Em hãy giải thích hiện tượng trên. 

Bài Làm:

Câu 1: 

Đây là ứng dụng của phương pháp lọc.

Câu 2: 

Máy lọc nước gia đình chứa các lõi lọc. Trong lõi lọc lại chứa cột lọc, đây là “trái tim” của máy lọc nước. Một máy lọc nước có thể có nhiều cột lọc chứa khe màng lọc với kích thước khác nhau. Nước từ nguồn nước được bơm qua các lõi lọc, các hạt tạp chất sẽ được giữ lại và chỉ cho nước đi qua. Từ đó, ta thu được nước sạch.

Câu 3:

  • VD 1: Có hỗn hợp bột gồm sắt lẫn trong bột gỗ, có thể dùng nam châm để tách sắt ra khỏi bột gỗ, do sắt bị nam châm hút còn gỗ thì không.
  • VD 2: Có hỗn hợp khí oxygen đi qua khí carbon dioxide. Để loại bỏ khí carbon dioxide, có thể dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong, khí carbon dioxide phản ứng với nước vôi trong nên bị giữ lại, còn khí oxygen thoát ra ngoài.

Câu 4: 

Để nồi cạnh vào tủ lạnh một thời gian, lớp mỡ sẽ đông lại và nổi lên trên, hớt phần mỡ đó và bỏ đi.

Câu 5: 

Vì giấy lọc không lọc hết được toàn bộ chất bẩn, để những chất bẩn có kích thước rất nhỏ đi qua và lọt xuống dưới.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 chân trời bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Nêu nguyên tắc tách chất và kể tên một số phương pháp tách chất thông dụng. 

Câu 2: Nêu mục đích của các phương pháp tách chất thông dụng. 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Vì sao cần phải tách chất mà không đưa vào sử dụng luôn? 

Câu 2: Lấy ví dụ về các phương pháp tách chiết thông dụng. 

Câu 3: Sau khi xay gạo ta sẽ được hỗn hợp gạo và vỏ trấu. Em hãy đề xuất biện pháp loại bỏ vỏ trấu để thu được gạo. 

Câu 4: Tại sao khi ra ngoài chúng ta nên đeo khẩu trang? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Giới thiệu một quá trình tách chất trong thực tế mà em biết. 

Câu 2: Tại sao việc tách chất ra khỏi hỗn hợp quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, y học và nghiên cứu khoa học? 

Câu 3: Việc kết hợp nhiều phương pháp tách chất khác nhau có thể cải thiện hiệu suất tách chất và tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn như thế nào? 

Câu 4: Các phương pháp tách chất dựa trên đặc tính điện tử, chẳng hạn như sử dụng điện di để tách chất được ứng dụng như thế nào? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Để học tốt [Chân trời sáng tạo] Khoa học tự nhiên 6, loạt bài giải bài tập [Chân trời sáng tạo] Khoa học tự nhiên 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ