Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 6 CD bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ vật sống chuyển thành vật không sống và giải thích. 

Câu 2: Trong những vật sau, đâu là vật sống, đâu là vật không sống? Giải thích:

  1. Bạn bè 2. Con trâu
  2. Cây trứng cá 4. Ghế đá
  3. Quả bàng bị rụng khỏi cây 6. Cây hoa sữa
  4. Kẹp tóc 8. Hoa sen 

Câu 3: Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? Viết phương trình hóa học của một phản ứng cháy. 

Bài Làm:

Câu 1:

  • Ví dụ: con người khi về già và qua đời do sức khỏe yếu
  • Giải thích: Khi còn sống, con người trao đổi chất với môi trường, vận động, sinh sản, lớn lên,... mang đầy đủ đặc điểm của một vật sống. Nhưng khi qua đời, con người ngừng trao đổi chất với môi trường, không còn mang các đặc điểm của vật sống nữa, khi đó, con người là vật không sống.

Câu 2: 

  • Vật sống: 1, 2, 3, 6, 8. Vì các vật này có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
  • Vật không sống: 4, 5, 7. Vì các vật này không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Câu 3: 

  • Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra phản ứng cháy
  • Hiện tượng này thuộc lĩnh vực hóa học của KHTN.
  • Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi:

C3H+ 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về khoa học tự nhiên? 

Câu 2: Em hãy so sánh vật sống và vật không sống. 

Câu 3: Nêu một số lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên. Lĩnh vực nào là khoa học về sự sống, lĩnh vực nào là khoa học về vật chất? 

Câu 4: Nêu đặc điểm để nhận biết vật sống. 

Câu 5: Khi nào vật sống trở thành vật không sống? 

Câu 6: KHTN có vai trò gì? 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Các lĩnh vực KHTN nghiên cứu đối tượng nào? 

Câu 2: Nêu một số ví dụ thực tế về vật sống và vật không sống xung quanh em. 

Câu 3: Em hãy lấy một số ví dụ về đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực trong KHTN. 

Xem lời giải

4. VẬN DUNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về sự sống ngoài Trái Đất. 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu một số nhà khoa học nổi tiếng, lĩnh vực nghiên cứu của họ và đóng góp của họ cho sự phát triển của Việt Nam. 

Câu 3: Em hãy kể tên một số phát minh vĩ đại và chúng đã thay đổi thế giới như thế nào? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Để học tốt [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6, loạt bài giải bài tập [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ