Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 6 CD bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

4. VẬN DUNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về sự sống ngoài Trái Đất. 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu một số nhà khoa học nổi tiếng, lĩnh vực nghiên cứu của họ và đóng góp của họ cho sự phát triển của Việt Nam. 

Câu 3: Em hãy kể tên một số phát minh vĩ đại và chúng đã thay đổi thế giới như thế nào? 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Sinh học là lĩnh vực nghiên cứu sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cố gắng trả lời các câu hỏi: “Có sự sống ngoài Trái Đất hay không?” và “Có con người ngoài Trái Đất hay không?
  • Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các dạng sống thô sơ (như virus, vi khuẩn) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ.
  • Hiện nay có nhiều giả thuyết về vật thể bay và được cho là của người ngoài Trái Đất. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào thật rõ ràng về sự tồn tại của con người ngoài Trái Đất.

Câu 2: 

  • Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ông cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka, súng không giật (SKZ) cỡ 60mm. Những phát minh sáng chế của ông được cho là vô cùng hữu dụng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
  • Giáo sư Lê Văn Thiêm: nghiên cứu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Ông là người có công đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam.
  • Giáo sư Nguyên Văn Hiệu: là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực: Lý thuyết chất rắn và Lý thuyết trường lượng tử. Nhờ những đóng góp của ông, lĩnh vực Vật lý Việt Nam đã bước sang một trang mới.
  • Bác sĩ Tôn Thất Tùng: đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam, với 2 phát minh khoa học lớn. Đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Và công trình thứ 2 là những nghiên cứu đầu tiên về hậu quả lâu dài trên con người của chất độc da cam/dioxin, thứ chất độc mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên chiến trường Việt Nam.

Câu 3: 

  • Cách sử dụng lửa: một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người cổ đại. Chúng giúp sưởi ấm cũng như nấu chín các loại thức ăn.
  • Bánh xe: loại bỏ giới hạn về mặt khối lượng và khoảng cách trong việc vận chuyển hàng hóa của con người.
  • Công nghệ in: Nhờ có công nghệ in, con người có thể in các loại sách hàng loạt, từ đó kiến thức được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi, giúp Kinh thánh được truyền bá rộng rãi, dẫn đến cuộc cải cách Tin lành.
  • Kháng sinh Penicillin: giúp nâng cao khả năng sống sót, để con người không bị tử vong khi chỉ bị một vết thương hay vết rách nhỏ trên da.
  • La bàn: cho phép các thủy thủ khám phá các vùng đất mới và đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế toàn cầu.
  • Bóng đèn: giúp con người không còn phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn khi trời tối. Ngoài ra còn thay đổi lối sinh hoạt của con người.
  • Điện thoại di động: đẩy nhanh quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh và giao tiếp toàn cầu.
  • Động cơ đốt trong: Phát minh này góp phần rất quan trọng trong việc sản xuất các loại máy móc, đặc biệt là ô tô và máy bay.
  • Mạng Internet: Phát minh này đã mở ra một thế giới Internet cho tất cả mọi người và giúp họ kết nối với nhau dễ dàng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về khoa học tự nhiên? 

Câu 2: Em hãy so sánh vật sống và vật không sống. 

Câu 3: Nêu một số lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên. Lĩnh vực nào là khoa học về sự sống, lĩnh vực nào là khoa học về vật chất? 

Câu 4: Nêu đặc điểm để nhận biết vật sống. 

Câu 5: Khi nào vật sống trở thành vật không sống? 

Câu 6: KHTN có vai trò gì? 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Các lĩnh vực KHTN nghiên cứu đối tượng nào? 

Câu 2: Nêu một số ví dụ thực tế về vật sống và vật không sống xung quanh em. 

Câu 3: Em hãy lấy một số ví dụ về đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực trong KHTN. 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ vật sống chuyển thành vật không sống và giải thích. 

Câu 2: Trong những vật sau, đâu là vật sống, đâu là vật không sống? Giải thích:

  1. Bạn bè 2. Con trâu
  2. Cây trứng cá 4. Ghế đá
  3. Quả bàng bị rụng khỏi cây 6. Cây hoa sữa
  4. Kẹp tóc 8. Hoa sen 

Câu 3: Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? Viết phương trình hóa học của một phản ứng cháy. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Để học tốt [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6, loạt bài giải bài tập [Cánh diều] Khoa học tự nhiên 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ