PHẦN MỞ ĐẦU
Hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Trả lời:
- Bánh mì: bột mì, nước, đường, sữa, chất tạo hương, chất tạo màu...
- Nước khoáng: nước, chất khoáng
- Bột canh: muối, bột ngọt, đường
- Nước mắm: nước, muối, cá,...
Bài tập & Lời giải
I. HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT
1/ Đọc thông tin trên các bao bì ở hình 10.1 và kể tên một số thành phần chính trong những sản phầm đó.
2/ Em hãy lấy thêm các ví dụ về hỗ hợp.
3/ Hãy cho biết hỗn hợp ở hình 10.2 và hỗ hợp 10.3 có điểm gì khác nhau.
4/
1. Nước chấm ở gia đình em thường có những thành phần gì? Hãy cho biết đó là hỗ hợp đồng nhất hay hỗ hợp không đồng nhất.
2. Hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
5/ Vì sao sử dụng chất không tinh khiết có thể ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm khoa học?
Xem lời giải
II. HUYỀN PHÙ, NHŨ TƯƠNG
1. Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ "lắc đều trước khi uống"?
2/ Thực hiện thí nghiệm quan sát thành phần của nhũ tương: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc chưa 20ml nước, sau đó khuấy đều hỗn hợp. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành.
Xem lời giải
II. DUNG DỊCH
1/ Mô tả đặc điểm của hỗn hợp tạo thành khi thực hiện thí nghiệm: Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ.
2/ Nước đường có phải là một dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này.
3/ Cho ba hỗn hợp: nước, phù sa, nước trà, sữa tươi. Xác định hỗn hợp nào là dung dịch, nhũ tương hoặc huyền phù. Giải thích?
4/
1. Lấy ví dụ dung dịch có hoà tan chất khí.
2. Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (Hình 10.7.) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.
Xem lời giải
1/ Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết
2/ Tiến hành thí nghiệm để biết than bột là chất tan hay không tan trong nước.
3/ Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, em sẽ sử dụng nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng hay nước lạnh. Vì sao?