3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Tại sao nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa?
Câu 2: Nguyên nhân do đâu mà dân cư Đông Nam Á lại tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn vùng núi thì dân cư thưa thớt?
Câu 3: Vì sao người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á lại có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất?
Câu 4: Nguyên nhân nào về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khiến Đông Nam Á lại bị nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới xâm lược?
Câu 5: Giải thích vì sao khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?
Câu 6: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?
Câu 7: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020
|
Dưới 15 tuổi |
Từ 15 đến 64 tuổi |
Từ 65 tuổi trở lên |
2000 |
31,8% |
63,3% |
4,9% |
2020 |
25,2% |
67,7% |
7,1% |
(Nguồn: UN, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020.
- Nhận xét và kết luận.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2. Quy mô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực Đông Nam Á
giai đoạn 1980 - 2020
|
1980 |
1990 |
2000 |
2010 |
2020 |
Quy mô dân số (triệu người) |
357,6 |
444,5 |
525,0 |
596,9 |
668,4 |
Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số (%) |
2,28 |
1,97 |
1,47 |
1,24 |
1,0 |
(Nguồn: UN, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1980 – 2020.
- Nhận xét và kết luận.
Bài Làm:
Câu 1:
Nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa vì:
- Đây là cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống và các hoạt động sản xuất của nhiều nước.
- Cung cấp thủy sản cho dân cư các nước trong lưu vực sông.
- Có giá trị về thủy điện, giao thông và du lịch.
- Tạo ra đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ/
Câu 2:
Dân cư Đông Nam Á tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển do:
- Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước.
- Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú.
Câu 3:
Người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất vì:
- Cùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước.
- Cùng chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa.
- Cùng sống trong môi trường nhiệt đới với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
- Có mối giao lưu lâu đời do có lịch sử phát triển sớm.
Câu 4:
Khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới vì:
- Có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, khoáng sản, lâm sản.
- Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các quốc gia đế quốc, thực dân như cao su, dầu cọ, cà phê, hồ tiêu,…
Câu 5:
Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á vì:
- Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô.
- Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn.
Câu 6:
Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt và ẩm rất phong phú, cho nên cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm có điều kiện phát triển.
Câu 7:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm từ 31,8% xuống còn 25,2% (giảm 6,6%)
+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi đến 64 tuổi tăng từ 63,3% lên 67,7% (tăng 4,4%).
+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cũng có xu hướng tăng từ 4,9% lên 7,1% (tăng 2,2%)
- Kết luận: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của khu vực Đông Nam Á là cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
Câu 8:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét và kết luận:
- Quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tăng qua các năm trong giai đoạn 1980 – 2020: từ 357,6 triệu người lên đến 668,4 triệu người (tăng 1,8 lần).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần: từ 2,28% xuống còn 1% vào năm 2020.
- Kết luận: Quy mô dân số lớn, tỉ lê gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng số dân không ngừng tăng.