3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết một số phương pháp để bảo quản thức ăn cho vật nuôi trong mùa mưa lạnh.
Câu 2: Nêu ưu và nhược điểm của hình thức bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo.
Câu 3:
Câu 4: Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở địa phương của em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ.
Bài Làm:
Câu 1:
Một số phương pháp để bảo quản thức ăn cho vật nuôi trong mùa mưa lạnh:
+ Dự trữ thức ăn khô: Rơm khô là một nguồn cung cấp Protein , Gluxit , Vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại vào mùa lạnh . Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản , rơm ít bị hỏng .
+ Trồng các loại cỏ bổ sung: cỏ xanh là thức ăn thiết yếu cho động vật nuôi nhưng lại thay đổi năng suất trong mùa mưa lạnh nên cần thiết phải chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao , chịu hạn , chịu rét tốt như cỏ voi , cỏ Ghi nê , VA06…
+ Ủ héo thức ăn xanh: cỏ dùng làm ủ héo có hàm lượng chất khô cao hơn dùng để ủ tươi . Cỏ ủ héo thường lên mem ít , lượng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ủ thường ít hơn.
+ Dữ trữ các phụ phẩm nhiều chất sơ: rơm , ngọn lá mía , ngọn sắn …
Câu 2:
Phương pháp bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo:
Kho silo là một nơi để lưu trữ và bảo quản thức ăn chăn nuôi không đóng bao với số lượng lớn.
+ Ưu điểm của hình thức bảo quản thức ăn bằng hình thức silo: silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động
+ Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.
Câu 3:
Một số biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi bằng phương thức hóa học:
+ Đường hóa: Là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn. Trong quá trình này, tinh bột được thủy phân nhờ các enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động ở nhiệt độ thích hợp.
+ Xử lí kiềm: Các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng nitrogen thấp, chứa nhiều chất xơ (gồm cellulose, hemicellulose, lignin). Xử lí các chất xơ này với kiềm (NaOH, Ca(OH)2 , urea) giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Câu 4:
+ Mục đích của việc nghiền nhỏ thức ăn: các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hóa của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch hệ tiêu hóa được thấm đều làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
+ Một số thức ăn thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ: các loại hạt ngô, đậu tương, mảnh sắn khô, các nguyên liệu khô cứng.