2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Vì sao cần phải quan tâm bảo quản thức ăn chăn nuôi?
Câu 2: Làm thế nào để có thể tiết kiệm được chi phí bỏ ra cho thức ăn chăn nuôi?
Câu 3: Theo em, việc làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì?
Câu 4: Em hãy nêu các bước để thực hiện làm khô thức ăn cho vật nuôi.
Câu 5: Em hãy nêu các bước bảo quản thức ăn cho vật nuôi bằng silo.
Bài Làm:
Câu 1.
Các bước sản xuất thức ăn hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi:
Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu
Lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn, không bị mốc, mọt
Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
Nguyên liệu được làm sạch, sấy khô nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và loại thức ăn.
Bước 3. Phối trộn nguyên liệu
Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào đối tượng, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có các công thức phối trộn nguyên liệu thức ăn phù hợp.
Bước 4. Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên
Hỗn hợp dạng bột sẽ được trộn với phụ gia (rỉ đường, dầu mỡ), sau đó phun hơi nước nóng để đồ hóa thành tinh bột, tạo độ ẩm đế nén viên.
Bước 5. Hạ nhiệt độ, làm khô
Làm nguội và làm khô viên thức ăn để có thể đảm bảo chất lượng và bảo quản
Bước 6. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Tiến hành đóng bao sản phẩm, dán nhãn, khâu liền mép bao, kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/tháng.
Câu 2:
Một số biện pháp có thể giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí trong việc mua thức ăn chăn nuôi:
- Lựa chọn: lựa chọn các loại thức ăn do nhà sản xuất nào cung ứng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi, để tránh được các tình trạng phải thay đổi chủng loại thức ăn, gây tốn kém.
- Địa điểm cho ăn: ước tính số lượng thức ăn đủ cho số lượng vật nuôi sẽ tiêu thụ, không nên cho ăn quá ít vật nuôi sẽ không phát triển được và tránh cho ăn quá nhiều làm bỏ thừa lãng phí nguồn thức ăn.
- Bảo quản thức ăn: Kho nguyên liệu, thức ăn xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đầu gió, có mái không dột, xung quanh có cống rãnh thoát nước. Có lỗ thông gió, thông hơi, có quạt, kho kín có máy lạnh, máy hút ẩm, hoặc quạt thông gió. Định kỳ khoảng 15 - 20 ngày thực hiện dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng và diệt côn trùng.
Câu 3:
Mục đích của việc làm khô thức ăn cho vật nuôi:
Làm khô thức ăn cho vật nuôi nhằm ngăn chặn các vi khuẩn, tránh nấm mốc.
Câu 4:
Các bước để thực hiện làm khô thức ăn cho vật nuôi:
Bước 1. Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng
Bước 2. Ngâm rơm khô với nước vôi (1%)
Bước 3. Rửa rơm cho sạch với nước vôi
Bước 4. Phơi, sấy rơm
Bước 5. Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng
Câu 5:
Các bước bảo quản cho thức ăn cho vật nuôi bằng silo:
Bước 1. Thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
Bước 2. Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng
Bước 3. Thiết lập mô hình lên men, lên men
Bước 4. Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản)
Bước 5. Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng