IV, VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Việc dời đô đã đem lại ý nghĩa gì cho việc xây dựng và phát triển đất nước?
Câu 2: Vì sao nhà Lý chọn thành Đại La để dời đô?
Bài Làm:
Câu 1:
- Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
Câu 2:
- Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
- Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đỗ của kinh sư muôn đời.
- Nhà Lý chọn thành Đại La để dời đô.