I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Trình bày sự thành lập của nhà Lý.
Câu 2: Tìm hiểu và cho biết chiếu dời đô là gì? Nội dung của chiếu dời đô là gì?
Bài Làm:
Câu 1:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt, khẳng định thêm một bước sự vươn lên của đất nước. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta suốt từ dây cho đến cuối thế kỉ XVIII.
- Vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, các quan văn, vô.
- Triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh, cả nước được chia thành 24 lộ. Dưới lộ phủ là huyện, hương, xã.
Câu 2:
- Chiếu dời đô là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lý Công Uẩn hỏi quần thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
- Nội dung của Chiếu dời đô:
+ Thời nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh.
+ Ở nước ta, hai nhà Đinh – Tiền Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than.
+ Vì vậy, Lý Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn.
+ Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.