Câu 1: Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì?
A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời
của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thẻ hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân.
B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương.
C. Là những câu chuyện cô có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân.
D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bắt hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật...
Trả lời:
Đáp án: B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương.
Câu 2: Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết?
A. Truyện xảy ra thời nào? Kẻ về chuyện gì?
B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?
C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?
D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào?
Trả lời:
Đáp án: D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 3: Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào?
Trả lời:
Truyền thánh Gióng đã thể hiện một cách vô cùng rõ nét lòng yêu nước cùng tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm đã thành truyền thống của dân tộc ta. Một đất nước, một dân tộc nhỏ nhưng kiên cường chưa từng chịu thua bất cứ kẻ thù xâm lược lớn mạnh nào. Hiện nay đang ở trong thời bình thì lòng yêu nước ấy không dùng để đi đánh nhau mà dùng để cùng nhau tập trung phát triển đất nước, biến Việt Nam trở nên lớn mạnh để có thể trở thành một cường quốc sánh vai cùng Mỹ hay Trung Quốc trong một tương lai không xa.
Câu 4: (Câu hỏi 2, SGK) Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?
Trả lời:
Trong truyện, Thánh Gióng đã thể hiện rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đầu tiên và rõ ràng nhất phải kể đến chính là Gióng là có lòng yêu nước nồng nàn. Câu bé 3 tuổi không biết nói cười, nay chỉ cần nghe thấy tiếng rao của sứ giả liền biết nói, gọi sứ giả vào chuẩn bị những vũ khí cần thiết cho mình đi đánh giặc, sẵn sàng xông ra trận mạc đầy khói lửa gian nan. Tiếp đó là lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu cao vời vợi. Thế giặc mạnh và tàn ác đến nhà vua còn phải lo sợ, vậy mà ngay khi có đủ vũ khí, Gióng vươn mình lớn lên thành tráng sĩ, mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đánh đón đầu. Phẩm chất cuối cùng chính là vô cùng thông minh, biết người biết ta. Cách mà Gióng nói chuyện với sứ giả là đi thẳng vào vấn đề, khẳng định bản thân có thể đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Khi roi sắt bị gãy Gióng đã nhổ bụi tre làm thành vũ khí.
Qua cách đặt tên truyện có thể thấy được người kể vô cùng kính trọng và sùng bái nhân vật Gióng. Bởi người được phong Thánh ở Việt Nam thực không nhiều. Gióng như một vị thánh từ trên trời xuống để đem lại hạnh phúc và hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
Câu 5: (Câu hỏi 3, SGK) Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.
Trả lời: Các chi tiết có liên quan đến lịch sử là:
- Đời Hùng Vương thứ 6 ở làng Gióng.
- Giặc Ân xâm lược nước ta.
- Danh phong Phù Đổng Thiên Vương
- Đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng
- Lễ hội được tổ chức vào tháng 4 hàng năm
- Những ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Câu 6: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
Trả lời:
- Những chi tiết hoang đường, kì ảo: bà lão đạt bàn chân mình lên dấu chân và về nhà thụ thai, 12 tháng mới sim, đứa trẻ đến 3 tuổi không biết nói cười, đặt đâu nằm đó; đứa bé nghe tiếng sứ giả liền biết nói gọi sứ giả vào chuẩn bị đồ; Gióng ăn nhiều và lớn như thổi; Gióng vươn mình thành một tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt; Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí; Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
- Những chi tiết kì ảo là một trong những đặc trưng của truyền thuyết, chúng giải thích những việc mà theo cách bình thường chưa giải thích được, thần thánh hoặc lí tưởng hóa nhân vật, thúc đẩy mạch truyện tiếp tục phát triển, giúp cho câu chuyện thêm li kì huyền ảo, tăng sức hấp dẫn cho người nghe câu chuyện đó.