Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao?

Câu 2: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹo riêng của mỗi bài ca dao.

Bài Làm:

Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao khác với tiếng cười ở bài 1, ở mỗi bài là sự chế giễu một loại người trong xã hội:

  • Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng với sức trai khỏe mạnh. Tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Có thể có những chàng trai yếu đuối, nhưng không ai lại yếu đuối đến mức chỉ gánh nổi… có hai hạt vừng. Ngoài ra, tính hài hước là ở chỗ phải khom lưng chống gối (có nghĩa là ráng hết sức) chỉ để gánh hai hạt vừng.
  • Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa "chồng người" với "chồng em". Hình ảnh người đàn ông "ngồi bếp sờ đuôi con mèo" là tiêu biểu cho loại đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ. Bài ca dao vừa mang tính hài hước vừa mang tính phê phán sâu sắc.
  • Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh - một loại người không phải không có trong xã hội.  Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm, qua con mắt của người chồng yêu vợ nên tất cả điều xấu của nhân vật đều hóa thành tốt (lông mũi / râu rồng trời cho; ngáy o o/cho vui nhà; ăn quà/đỡ cơm; rác rơm /hoa thơm).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Ca dao hài hước

Câu 1: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Bài 1 đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:

  • Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
  • Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ yếu tố nghệ thuật nào?

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước.

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái.

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Ca dao hài hước"

Xem lời giải

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ca dao hài hước"

Xem lời giải

 

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ca dao hài hước". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập