Bài tập về phương pháp chứng minh quy nạp

1. Sử dụng phương pháp quy nạp chứng minh các đằng thức sau với n $\in $ N* :

a) $\left ( 1-\frac{1}{2} \right )\left ( 1-\frac{1}{3} \right )...\left ( 1-\frac{1}{n+1} \right )=\frac{1}{n+1}$

b) $1.4 + 2.7 + ... + n(3n+1) = n(n+1)^{2}$

c) 1.1! + 2.2! + ... + n.n!

d) $n^{3}+(n+1)^{3}+(n+2)^{3}\vdots 9$

Bài Làm:

1. 

a) $\left ( 1-\frac{1}{2} \right )\left ( 1-\frac{1}{3} \right )...\left ( 1-\frac{1}{n+1} \right )=\frac{1}{n+1}$

Với n = 1 thì mệnh đề đúng vì: $\left ( 1-\frac{1}{1+1} \right )=\frac{1}{1+1}$

Giả sử mệnh đề đúng với n = k, ta được:

$\left ( 1-\frac{1}{2} \right )\left ( 1-\frac{1}{3} \right )...\left ( 1-\frac{1}{k+1} \right )=\frac{1}{k+1}$

Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1, tức là:

$\left ( 1-\frac{1}{2} \right )\left ( 1-\frac{1}{3} \right )...\left ( 1-\frac{1}{k+1} \right )\left ( 1-\frac{1}{k+2} \right )=\frac{1}{k+2}$

Thật vậy:

 $\left ( 1-\frac{1}{2} \right )\left ( 1-\frac{1}{3} \right )...\left ( 1-\frac{1}{k+1} \right )\left ( 1-\frac{1}{k+2} \right )$

=$\frac{1}{k+1}.\left ( 1-\frac{1}{k+2} \right )=\frac{1}{k+1}.\frac{k+1}{k+2}=\frac{1}{k+2}$

Vậy mệnh đề đúng với mọi n $\in $ N*

b) $1.4 + 2.7 + ... + n(3n+1)= n(n+1)^{2}$

Với n = 1 thì mệnh đề đúng vì $1.(3.1+1)=1.(1+1)^{2}$

Giả sử mệnh đề đúng với n = k, ta có:

$1.4 + 2.7 + ... + k(3k+1)= k(k+1)^{2}$

Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1, tức là:

$1.4 + 2.7 + ... + k(3k+1) + (k+1)(3k+4)= (k+1)(k+2)^{2}$

Thật vậy:

 $1.4 + 2.7 + ... + k(3k+1) + (k+1)(3k+4)$

=$k(k+1)^{2}+(k+1)(3k+4)=(k+1)[k(k+1)+3k+4]=(k+1)(k+2)^{2}$

Vậy mệnh đề đúng với mọi n $\in $ N*

c) 1.1! + 2.2! + ... + n.n! = (n+1)! - 1

Với n = 1 thì mệnh đề đúng vì 1.1! = 2! - 1

Giả sử mệnh đề đúng với n = k, ta có:

1.1! + 2.2! + ... + k.k! = (k+1)! - 1

Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k+1, tức là chứng minh:

1.1! + 2.2! + ... + k.k! + (k+1)(k+1)!= (k+2)! - 1

Thật vậy, ta có:

  1.1! + 2.2! + ... + k.k! + (k+1)(k+1)!

= (k+1)! - 1 + (k+1)(k+1)!

= (k+2)(k+1)! - 1

= (k+2)! - 1

Vậy mệnh đề đúng với mọi n $\in $ N*

d) $n^{3}+(n+1)^{3}+(n+2)^{3}\vdots 9$

Với n = 1 thì mệnh đề đúng vì: $1^{3}+(1+1)^{3}+(1+2)^{3}\vdots 9$

Giả sử mệnh đề đúng với n = k, ta có:

$k^{3}+(k+1)^{3}+(k+2)^{3}\vdots 9$

Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k+1, tức là chứng minh:

$(k+1)^{3}+(k+2)^{3}+(k+3)^{3}\vdots 9$

Thật vậy ta có:

$(k+1)^{3}+(k+2)^{3}+(k+3)^{3}=[k^{3}+(k+1)^{3}+(k+2)^{3}]+(k+3)^{3}-k^{3}$

Xét: $(k+3)^{3}-k^{3}=k^{3}+3k^{2}.3+3k.3^{2}+3^{3}-k^{3}$

= $9k^{2}+27k+27\vdots 9$

$\Rightarrow (k+1)^{3}+(k+2)^{3}+(k+3)^{3}\vdots 9$

Vậy mệnh đề đúng với mọi n $\in $ N*

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Chứng minh mệnh đề bằng các phương pháp quy nạp, phản chứng, phản ví dụ

2. Chứng minh số $\sqrt{3}$ là các vô tỉ.

3. Cho các số a, b, c thỏa mãn điều kiện: $\left\{\begin{matrix}a+b+c>0\\ ab+bc+ca>0\\ abc>0\end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng a, b, c là các số dương.

Xem lời giải

4. Xét tính đúng sai của mệnh đề: "Nếu n $\vdots p$ và n $\vdots q$ thì n $\vdots $ pq". Nếu mệnh đề sai hãy sửa cho đúng.

5. a) Với k lẻ, chứng minh rằng $(1^{k}+2^{k}+3^{k}+...+n^{k})\vdots (1+2+3+...+n)$

    b) Với k chẵn thì $(1^{k}+2^{k}+3^{k}+...+n^{k})$ có chia hết cho (1 + 2 + 3 + ... + n) không?

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập