Bài tập dạng đại lượng tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch

Dạng 2: Đại lượng tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch

Bài tập 1: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Hãy viết công thức tính y theo x và tính các giá trị chưa biết trong bảng.

 x

-2

-1

 y

-4

Bài tập 2: Một ô tô dự định đi từ A đến B trong 6 giờ. Nhưng thực tế ô tô đi với vận tốc gấp $\frac{4}{3}$ vận tốc dự định. Tính thời gian ô tô đã đi.

Bài tập 3: Biết 3 người làm cỏ trên một cánh đồng hết 6 giờ. Hỏi 12 người (với cùng năng suất như thế) làm cỏ trên cánh đồng đó hết bao nhiêu thời gian?

Bài Làm:

Bài tập 1: y = 2x

 x

-2

-1

 y

-4

-2

0

2

4

Bài tập 2: 

Gọi t (h) là thời gian thực tế ô tô đã đi.

Vì vận tốc thực tế ô tô đi gấp $\frac{4}{3}$ vận tốc dự định nên tỉ lệ giữa vận tốc thực tế và vận tốc dự định là $\frac{4}{3}$

Mà vận tốc và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên $\frac{6}{t} = \frac{4}{3}$

Do đó: $t= 6.\frac{3}{4}=\frac{9}{2}=4,5$ (h)

Vậy thời gian thực tế ô tô đã đi là 4,5 (h).

Bài tập 3: 

Gọi x (người), y (giờ) lần lượt là số người và thời gian để số người đó hoàn thành việc làm cỏ trên cánh đồng. Khi đó ta có mỗi quan hệ giữa số người (x) và thời gian hoàn thành công việc (y) được cho bởi bảng sau:

Số người (x)

$x_{1} = 3$

$x_{2}  = 12$

Thời gian hoàn thành công việc (y)

$y_{1} = 6$

$y_{2}$ = ?

Do thời gian hoàn thành công việc tỉ lệ nghịch với với số người làm việc theo hệ số tỉ lệ

$a = x_{1}. y_{1} = 3.6 = 18$

Suy ra $12 . y_{2} = 18$. Vì thế  $y_{2} = 18 : 12 = 1,5$

Vậy 12 người hoàn thành công việc làm cỏ trong 1,5 giờ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Đề cương ôn tập Toán 7 chân trời sáng tạo học kì 2

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN ĐẠI SỐ

Dạng 1: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau 

Bài tập 1: Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể từ các đẳng thức sau:

a) 0,6. (-0.9) = (-2).0,27

b) $\frac{-5}{15} = \frac{-1,2}{3,6}$

Bài tập 2: Tìm x, biết:

a) $\frac{37-x}{x+13} = \frac{3}{7}$

b) $3\frac{4}{5} : 40\frac{8}{15} = 0,25 : x$

Bài tập 3: Tính $\frac{a+b}{c+b}$ biết $\frac{b}{a} = 2$ và $\frac{c}{b} = 3$

Xem lời giải

Dạng 3: Biểu thức đại số

Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) $A = 2x^{2} + x - 1$ tại $x = -\frac{1}{2}$

b) $B = x^{2}y -\frac{1}{2}x -y^{3}$ tại x = -2; y = -5

Bài tập 2: Cho 2 đa thức:

$M(x) = 3x^{3} +x^{2} +4x^{4} -x-3x^{3} + 5x^{4} + x^{2}-6$

$N(x) = -x^{2} -x^{4} +4x^{3} -x^{2} -5x^{3} +3x+1+x$

Tính M(x) + N(x)

Bài tập 3: Tìm nghiệm của đa thức sau: $f(x) = -3x^{2} +2x+1$

Xem lời giải

PHẦN HÌNH HỌC

Dạng 1: Tam giác

Bài tập 1: Tìm các tam giác bằng nhau trên hình dưới đây

Tìm các tam giác bằng nhau trên hình dưới đây

Bài tập 2: Cho $\Delta ABC = \Delta DEF$. Tính chu vi của $\Delta ABC$ biết AB = 6cm, AC = 8cm và EF = 10cm

Bài tập 3: Cho góc $\widehat{xOy}$. Trên tia Ox lấy hai điểm A,C. Trên tia Oy lấy hai điểm B, D sao cho OA = OB, OC = OD. Chứng minh $\Delta OAD = \Delta OBC$

Xem lời giải

Dạng 2: Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

Bài tập 1: Cho tam giác DEF cân tại D với đường trung tuyến DI

a) Chứng minh \Delta DEI  = \Delta DFI$

b) Biết DE = DF = 13cm, EF = 10cm, hãy tính độ dài đường trung tuyến DI

Bài tập 2: Cho $\Delta ABC$ có góc A tù. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CM = CA và lấy điểm N sao cho BN = BA. Đường phân giác của $\widehat{B}$ cắt AM tại E. Đường phân giác của $\widehat{C}$ cắt AN tại F. Chứng minh rằng đường phân giác của $\widehat{A}$ vuông góc với EF.

Bài tập 3: Cho $\widehat{xOy}$ đường phân giác Oz. Trên đường Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox cắt Oz tại H, cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên đường Ox sao cho KA là đường phân giác của góc $\widehat{OKB}$. Hạ $HI \perp OK (I\in OK)$

a) Chứng minh AH =IH

b) Biết OH = 5 cm. Tính khoảng cách từ điểm H đến BK

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.