Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, nhưng nhân dân không chịu khuất phục. Trong các quan lại của triều đình có hai phái: Phải chủ hòa và phái chủ chiến.
A. Kiến thức trọng tâm
- Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta.
- Nhân dân ta không chịu khuất phục.
- Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái: Phái chủ hòa và phái chủ chiến.
- Nguyên nhân cuộc phản công kinh thành Huế năm 1885:
- Tôn Thất Huyết tích cực chuẩn bị chống Pháp
- Tướng Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành.
- Pháp đe dọa trắng trợn tới phe chủ chiến.
- Diễn biến:
- Đêm ngày mùng 4, rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân đánh vào đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ Pháp.
- Quân Pháp bất ngờ nhưng đến gần sáng thì chống trả quyết liệt.
- Kết quả: Cuộc phản công thất bại, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. Phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ.
- Những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương:
- Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
CH: Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương?
Trả lời:
Trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương là:
- Trường Nguyễn Thiện Thuật – Huế
- Trường Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh
- Trường Phan Đình Phùng – Hà Nội
- Đường Phan Đình Phùng – Hà Nội
- Đường Nguyễn Thiện Thuật – Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu…