Bài 19: Nước nhà bị chia cắt sgk Lịch sử 5 Trang 41

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài "Nước nhà bị chia cắt". Thông qua bài học, chúng ta sẽ biết được tình hình đất nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ cũng như âm mưu của Mĩ - Diệm. Bài học dưới đây, ConKec đã tổng hợp kiến thức trọng tâm và trả lời câu hỏi cuối bài. Chúc các bạn học tập tốt.

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Sau khi Pháp thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí hiệp định Giơ – ne – vơ với nước ta.
  • Ngày 21/7/1954, hiệp định được kí kết.
  • Nội dung hiệp định:
    • Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
    • Sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc.
    • Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam
    • Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.

2. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Ở miền Bắc: Được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Ở miền Nam: Mỹ thay chân Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

3. Âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm sau Hiệp định Giơ – ne – vơ

  • Phá hoại Hiệp định Giơ – ne - vơ
  • Ra sức, chống phá lực lượng cách mạng.
  • Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
  • Thực hiện chính sách” tố cộng”, “diệt cộng” dã man.

=> Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài. Chúng ta lại tiếp tục cầm súng chiến đấu chống đế quôc Mĩ và tay sai.

CH: Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ?

Trả lời:

Dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ là:

  • Trong khí Pháp rút quân, Mĩ dần thay chân xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
  • Chống phá, tàn sát dã man những người đòi hiệp thương  tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
  • Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” và khẩu hiệu “diết nhầm còn hơn bỏ sót” giết hại chiến sĩ cách mạng và nhân dân vô tội…

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 43 – sgk lịch sử 5

Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 43 – sgk lịch sử 5

Hãy nêu tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai đối với đồng bào miền Nam?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Lịch sử 5, hay khác:

Để học tốt Lịch sử 5, loạt bài giải bài tập Lịch sử 5 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 5.

LỊCH SỬ 5

HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ

BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC

Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.