Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

b. Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

MẤT RỒI

Một người có việc đi xa, dặn con:

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

- Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

- Bố cháu có nhà không?

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

- Mất rồi.

Ông khách sửng sốt:

- Mất bao giờ?

- Thưa... tối hôm qua.

- Sao mà mất nhanh thế?

- Cháy ạ.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Bài Làm:

Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:

  • “Mất rồi”: ý cậu bé là tờ giấy  mất rồi nhưng người khách hiểu ý khác: bố cậu bé đã mất (chết).
  • “Thưa... tối hôm qua”: ý cậu bé là làm mất tờ giấy hôm qua nhưng người khách hiểu: bố cậu bé đã mất tối hôm qua.
  • “Cháy ạ”: ý cậu bé là tờ giấy bị cháy, nhưng người khách hiểu: bố cậu bé mất vì cháy.

Ba câu trên đều rút gọn chủ ngữ là “tờ giấy”, khiến ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé.

-> Bài học: khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 7 VNEN bài 18: Tục ngữ về con người và xã hội

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.