Trong thí nghiệm Brown (Hình 26.1), các hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào khi quan sát qua kính hiển vi?

1. NĂNG LƯỢNG NGHIỆT VÀ NỘI NĂNG

Tìm hiểu chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử

Câu hỏi 1: Trong thí nghiệm Brown (Hình 26.1), các hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào khi quan sát qua kính hiển vi?

Trong thí nghiệm Brown (Hình 26.1), các hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào khi quan sát qua kính hiển vi?

Câu hỏi 2: Vì sao gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt?

Câu hỏi vận dụng 1: Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học.

Bài Làm:

Câu hỏi 1:

Trong thí nghiệm Brown, các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía khi quan sát qua kính hiển vi.

Câu hỏi 2:

Gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt vì sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.

Câu hỏi vận dụng 1:

Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nước nóng giọt màu loang ra nhanh hơn. Vì nhiệt độ của cốc nước nóng lớn hơn nhiệt độ của cốc nước lạnh nên các nguyên tử, phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các nguyên tử, phân tử nước lạnh làm các giọt màu loang ra nhanh hơn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KHTN 8 chân trời bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng

Câu hỏi mở đầu: Ngay từ lớp 6, các em đã được làm quen với năng lượng nhiệt. Theo em, năng lượng nhiệt là gì và tại sao mọi vật đều luôn có năng lượng này?

Xem lời giải

Định nghĩa năng lượng nhiệt và nội năng

Câu hỏi 3: Phân biệt năng lượng nhiệt và nội năng của một vật.

Xem lời giải

Cách làm tăng nội năng của vật

Câu hỏi 4: Vì sao hơi nước sôi (Hình 26.2) có thể làm bật nắp ấm, còn nếu nước trong ấm chưa sôi thì không xảy ra điều đó?

Vì sao hơi nước sôi (Hình 26.2) có thể làm bật nắp ấm, còn nếu nước trong ấm chưa sôi thì không xảy ra điều đó?

Câu hỏi 5: Vì sao khi vật bị cọ xát thì nội năng của vật tăng?

Câu hỏi luyện tập 1: Khi người thợ rèn thả một thanh sắt đã nung nóng đỏ vào trong chậu nước lạnh thì nội năng của thanh sắt và của chậu nước thay đổi như thế nào?

Xem lời giải

2. ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Thực hành đo năng lượng nhiệt

Câu hỏi 6: Tiến hành đo năng lượng nhiệt với một thể tích nước V1 vừa đủ rồi lặp lại phép đo với thể tích nước $V_{2}=\frac{V_{1}}{2}$(giữ nguyên nhiệt độ ban đầu). Hoàn thành Bảng 26.1.

Bảng 26.1. Kết qua đo năng lượng nhiệt

Thể tích nước (mL)

Nhiệt độ ban đầu của nước ($^{circ}C)

Năng lượng nhiệt cấp cho nước (J)

Đến khi nhiệt độ nước tăng thêm $5^{\circ}C$

Đến khi nhiệt độ nước tăng thêm $10^{\circ}C$

Đến khi nước sôi

$V_{1}$=?

?

?

?

?

$V_{2}$=?

?

?

?

?

Câu hỏi 7: Trong thí nghiệm ở Hình 26.3, năng lượng được chuyển hóa như thế nào?

Trong thí nghiệm ở Hình 26.3, năng lượng được chuyển hóa như thế nào?

Câu hỏi vận dụng 2: Nêu vai trò của năng lượng nhiệt trong đời sống.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.