Câu 1: Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.
- A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn
-
B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần
- C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa
- D. Đưa thước lại gần nam châm
Câu 2: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:
- A. Ly thủy tinh
-
B. Ruột bút chì
- C. Thanh gỗ khô
- D. Cục sứ
Câu 3: Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng để:
- A. Chế tạo bóng đèn.
- B. Chế tạo nam châm.
-
C. Mạ điện.
- D. Chế tạo quạt điện.
Câu 4: Ampe kế có giới hạn đo là 500mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
- A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 50mA.
- B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,03A.
- C. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,6A.
-
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,4A
Câu 5: Đơn vị đo hiệu điện thế của dòng điện là:
- A. Niu tơn ( N)
- B. Am pe (A)
- C. Đề xi ben (dB)
-
D.Vôn ( V)
Câu 6: Dụng cụ nào sau đây là nguồn điện?
-
A. Ắc quy
- B. Ti vi
- C. Quạt điện
- D. Máy giặt.
Câu 7: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào sau đây nhiễm điện?
- A. Một ống bằng gỗ
- B. Một ống bằng thép
- C. Một ống bằng giấy
-
D. Một ống bằng nhựa
Câu 8: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Vật đó mất bớt điện tích dương
-
B. Vật đó nhận thêm electron
- C. Vật đó mất bớt electron
- D. Vật đó nhận thêm điện tích dương
Câu 9: Vật nào sau đây đang có dòng điện chạy qua?
- A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa;
- B. Một chiếc đèn pin mà bóng bị đứt dây tóc;
-
C. Một chiếc tivi đang tường thuật một trận bóng đá;
- D. Một chiếc bút thử điện được đặt trong quầy bán đồ điện;
Câu 10: Vật nào sau đây là vật cách điện?
- A. Một đoạn ruột bút chì
- B. Một đoạn dây thép
- C. Một đoạn dây nhôm
-
D. Một đoạn dây nhựa
Câu 11: Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện qua hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?
-
A. Đèn LED
- B. Đèn dây tóc
- C. Bình nóng lạnh
- D. Chuông điện
Câu 12: Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng nhiệt
- B. Tác dụng từ
-
C. Tác dụng sinh lí
- D. Tác dụng hóa học
Câu 13: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
- A. Niutơn (N)
-
B. Ampe (A)
- C. Đêxiben (dB)
- D. Hec (Hz)
Câu 14: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1 là 12V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 7V. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
-
A. 19V
- B. 5V
- C. 7V
- D. 12V
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?
- A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín
- B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế
- C. Nguồn có hai cực là cực âm và cực dương
-
D. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó
Câu 16: Công việc nào sau đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
- A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V để làm thí nghiệm
-
B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng
- C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện
- D. Tuyệt đối không cho dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua cơ thể người
Câu 17: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?
-
A. Cọ xát.
- B. Hơ nóng vật.
- C. Bỏ vật vào nước nóng.
- D. Làm cách khác.
Câu 18: Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:
- A. Chúng đều bị nhiễm điện âm.
- B. Chúng đều bị nhiễm điện dương.
-
C. Chúng nhiễm điện khác loại.
- D. Các nhận định trên đều sai.
Câu 19: Kim loại là chất dẫn điện vì có các:
- A. Điện tích.
- B. Hạt mang điện
- C. Electrôn
-
D. Eelectrôn tự do
Câu 20: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:
- A. Một đoạn dây nhựa.
- B. Một thỏi sứ.
-
C. Một đoạn ruột bút chì.
- D. Một mảnh gỗ khô.
Câu 21: Nam châm điện có thể hút được các:
- A. Vụn giấy.
- B. Vụn nilong.
-
C. Vụn sắt.
- D. Vụn đồng.
Câu 22: Nếu sơ ý chạm vào dây dẫn có dòng điện đi qua cơ thể làm cho:
- A. Tim ngừng đập.
- B. Cơ bị co giật.
- C.Ngạt thở, thần kinh tê liệt.
-
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 23: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây:
- A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
-
B. Đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.
- C. Đèn chỉ sáng khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
- D. Đèn chỉ được sử dụng vào nguồn có hiệu điện thế dưới 220V.
Câu 24: Biết nguyên tử hiđrô có 1 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử hiđrô là
- A. -2e
- B. +2e
- C. -1e
-
D. +1e.
Câu 25: Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là
- A. nhiệt kế.
-
B. ampekế.
- C. vôn kế.
- D. nhiệt lượng kế.
Câu 26: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song giữa hai điểm A, B. Dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,25A ; I2 = 0,3A. Cường độ dòng điện (IAB) chạy trong mạch chính có giá trị là
- A. IAB = 0,25A
- B. IAB = 0,5A
-
C. IAB = 0,55A
- D. IAB = 0,05A
Câu 27: Để đảm bảo an toàn về điện ta cần
- A. bật cầu dao điện khi lắp đặt các thiết bị dùng điện.
- B. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
- C. sử dụng dây dẫn bằng kim loại.
-
D. lắp rơle tự ngắt khi có sự cố về điện.
Câu 28: Bạn Tuấn dùng ampekế để cường độ dòng điện trong mạch điện, kết quả thu được là 2,5A. Tuấn dùng ampekế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là
- A. 2,5A và 0,1mA
-
B. 3A và 0,1A
- C. 2,5A và 0,25A
- D. 2,5A và 0,5 mA
Câu 29: Có hai bóng đèn cùng loại 6,5V được mắc nối tiếp với hai cực của nguồn điện, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
- A. 6,5V.
-
B. 13V.
- C. 56V.
- D. 7,2.
Câu 30: Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì
- A. một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng.
- B. các bóng đèn có cùng hiệu điện thế.
-
C. tiết kiệm số đèn cần dùng.
- D. có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau.
Câu 31: Nếu gia đình em có hai bóng đèn giống nhau có ghi 220V, để hai bóng đèn này hoạt động bình thường và thuận tiện khi sử dụng thì em sẽ mắc hai bóng đèn này theo kiểu
-
A. song song
- B. nối tiếp.
- C. song song hoặc nối tiếp.
- D. hỗn hợp.
Câu 32: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo
- A. nhiệt độ.
- B. khối lượng.
-
C. hiệu điện thế.
- D. cường độ dòng điện.
Câu 33: Một vật nhiễm điện có đặc điểm
- A. vừa hút vừa đẩy các vật khác.
- B. không hút, không đẩy các vật khác.
- C. không hút các vật khác.
-
D. có khả năng hút các vật khác.
Câu 34: Một thước nhựa trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành vật nhiễm điện âm khi
- A. thước nhựa mất bớt điện tích dương.
- C. thước nhựa mất bớt êlectrôn.
-
B. thước nhựa nhận thêm êlectrôn.
- D. thước nhựa nhận thêm điện tích dương.
Câu 35: Dòng điện không có tác dụng
- A. làm quay kim nam châm.
- B. làm tê liệt thần kinh.
- C. làm nóng dây dẫn.
-
D. hút các vụn giấy.
Câu 36: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
- A. mạch điện không có cầu chì.
- B. mạch điện dùng acquy để thắp sáng.
-
C. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện.
- D. mạch điện có dây dẫn ngắn.
Câu 37: Nhựa là chất cách điện tốt là vì
- A. nhựa là chất cho dòng điện chạy qua.
- B. nhựa có khối lượng riêng nhỏ.
- C. nhựa có nhiều êlectrôn tự do.
-
D. nhựa có rất ít êlectrôn tự do
Câu 38: Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là
- A. mêca, nhôm, sứ,
- B. chì, gỗ, cao su.
- C. không khí, nilông, đồng.
-
D. sứ, thuỷ tinh, nhựa.
Câu 39: Dòng điện là dòng
-
A. các điện tích dịch chuyển có hướng.
- B. các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
- C. các êlectrôn dịch chuyển có hướng .
- D. các phân tử dịch chuyển có hướng.
Câu 40: Hai bóng đèn như nhau được mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB, khi đó giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB sẽ
-
A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- C. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.