Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?
- A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài.
-
B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.
- C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng.
Câu 2: Tuấn và Lân thấy vật gì trên bàn Thanh ?
- A. Một cuốn sách.
-
B. Một quyển sổ tay.
- C. Một hộp quà.
Câu 3: Câu nào sau đây không có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?
- A. Chiếc váy này được may bằng lụa tơ tằm.
- B. Bố em đi làm bằng xe máy.
-
C. Chú Minh đang lái máy cày.
Câu 4: Mè hoa sống ở đâu?
- A. ở các vùng nước lợ
- B.ở các vùng nước mặn
-
C. ở các vùng nước ngọt
Câu 5: Bác thợ săn đã có hành động gì với hai mẹ con vượn xám ?
-
A. Bác rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
- B. Bác rút mũi tên bắn trúng vượn con.
- C. Bác đã bắn trúng mũi tên vào cả hai mẹ con nhà vượn.
Câu 6: Mô-na-cô là đất nước có gì đặc biệt ?
-
A. Là nước có diện tích nhỏ nhất thế giới.
- B. Là nước có diện tích lớn nhất thế giới.
- C. Là nước đông dân số nhất thế giới.
Câu 7: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ với người thợ săn nói lên điều gì ?
- A. Vượn mẹ đau đớn khi bị trúng tên.
- B. Vượn mẹ căm giận bác thợ săn làm cho nó phải đau đớn.
-
C. Vượn mẹ căm giận bác thợ săn vì đã làm cho nó phải lìa xa đứa con non nớt
Câu 8: Vượn mẹ đã làm gì trước khi chết ?
- A. Nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con.
- B. Nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
- C. Nghiến răng, giật mũi tên ra và hét một tiếng thật to rồi ngã xuống.
-
D. Tất cả các việc làm trên.
Câu 9: Hình ảnh “Con cua áo đỏ/ Cắt cỏ trên bờ” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- A. so sánh
-
B. nhân hóa
- C. ẩn dụ
Câu 10: Đất nước có ít dân số nhất là nước nào ?
- A. Trung Quốc
- B. Nga
-
C. Va-ti-căng
Câu 11: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong câu sau:
"Bằng đôi tay khéo léo, bà đã đan cho em chiếc mũ len rất đẹp."
-
A. bằng đôi tay khéo léo
- B. bà
- C. đã đan cho em chiếc mũ len rất đẹp.
Câu 12: Cảm xúc của bác thợ săn sau khi bắn vượn mẹ là gì ?
- A. Bác vui mừng vì đã săn được con mồi lớn.
-
B. Bác đứng lặng, rơi nước mắt. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về.
- C. Bác ngạc nhiên trước tình cảm của vượn mẹ với vượn con.
Câu 13: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì ?
" Khi tôi gần tới mạng lưới, nhìn vào các khe đá xung quanh thấy lủng củng những nhện là nhện : Nhện mẹ, Nhện con, Nhện già, Nhện trẻ, Nhện nước, Nhện tường, Nhện võng, Nhện cây, Nhện đá, Nhện ma… đủ họ nhà Nhện"
- A. Dùng để dẫn ra lời kể của nhân vật.
-
B. Dùng để giải thích sự việc đứng trước.
- C. Dẫn lời gọi của nhân vật.