Câu 1: Câu nào sau đây có hình ảnh nhân hóa ?
- A. Mặt trời lặn xuống núi.
-
B. Anh Dế Mèn đã có một chuyến phiêu lưu bổ ích.
- C. Chim hót trên cành cao.
Câu 2: Đọc truyện Hai Bà Trưng, trước những hành động tàn ác của quân giặc, thái độ của nhân dân ta thế nào ?
- A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào.
-
B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy
- C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra.
Câu 3: Đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, bài báo cáo này là của ai ?
- A. Báo cáo của tổ trưởng.
-
B. Báo cáo của lớp trưởng.
- C. Báo cáo của cô giáo.
Câu 4: Con hãy tìm từ ngữ tả sự vật như người trong câu sau :
" Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"
- A. điệu
- B. mặc áo
- C. thướt tha
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Trưng Trắc và Trưng Nhị xuất thân ở vùng nào ?
-
A. Mê Linh
- B. Luy Lâu
- C. Kinh đô
Câu 6: Việc nêu lên những điểm hạn chế trong bài báo cáo nhằm mục đích gì ?
- A. Để phê bình những cá nhân, tập thể còn mắc lỗi.
- B. Để phạt những cá nhân, tập thể mắc lỗi.
-
C. Để rút kinh nghiệm và sửa lỗi.
Câu 7: Hai Bà Trưng có tài năng gì nổi bật ?
- A. Tinh thông mọi phép thuật.
- B. Có tài cầm quân đánh giặc.
-
C. Giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông
Câu 8: Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào ?” trong câu sau : "Buổi tối, cả gia đình em quây quần bên mâm cơm."
-
A. Buổi tối
- B. cả gia đình em
- C. quây quần bên mâm cơm
Câu 9: Trong bài báo cáo, lớp trưởng chỉ nêu những thành tích tốt, đúng hay sai ?
- A. Đúng
- B. Sai
-
C. Cả 2 đáp án
Câu 10: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- A. Do căm ghét lũ giặc tàn ác làm hại dân chúng.
- B. Do tướng giặc Tô Định đã biết chí hướng của hai bà nên lập mưu giết chết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách.
-
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 11: Theo con, có thể thay đổi trình tự nội dung trong bản báo cáo không ?
- A. Có, vì vẫn giữ được đầy đủ nội dung của bản báo cáo.
-
B. Không, vì khi thay đổi nội dung của bản báo cáo trở nên lộn xộn, khó hiểu.
Câu 12: Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy?
- A. Vì bộ đội là những người đã dũng cảm cầm súng chiến đấu bảo vệ nước nhà.
- B. Bộ đội đều là những người trẻ tạm biệt quê hương, chịu nhiều gian lao vất vả mà kiên cường chiến đấu cho hạnh phúc của mọi nhà.
-
C. Cả 2 đáp án đúng
Câu 13: Nôi dung của bài thơ:" Bộ đội về làng"?
- A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân
- B. Thể hiện tình hiếu khách
-
C. Thể hiện không khí vui tươi náo nhiệt khi các anh bộ đội về làng và tình cảm yêu thương, gắn bó của nhân dân dành cho những người lính.