Câu 1: Ai là người cắt dán bức tranh trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”?
-
A. Cô giáo
- B. Học sinh
- C. Cô giáo cùng học sinh
- D. Phụ huynh học sinh
Câu 2: Trong bài thơ, cô giáo cắt dán với những tờ giấy màu gì?
- A. Màu xanh, đỏ và vàng
-
B. Màu trắng, đỏ và xanh
- C. Màu trắng, đỏ và đen
- D. Màu vàng, tím và đen
Câu 3: Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã gấp gì?
- A. Một cánh chim
- B. Bầu trời
-
C. Chiếc thuyền
- D. Cả A, B, C
Câu 4: Tờ giấy màu đỏ cô cắt thành hình gì?
-
A. Mặt trời
- B. Sóng lượn
- C. Mặt nước
- D. Mặt trăng
Câu 5: Tờ giấy màu xanh cô cắt gì?
- A. Cây lá
-
B. Nước và sóng biển
- C. Hoa quả
- D. Cỏ
Câu 6: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì?
- A. Cảnh bình minh
- B. Cảnh bình minh trên biển
-
C. Cảnh sóng biển
- D. Cảnh hoàng hôn trên biển
Câu 7: Trong mắt các bạn nhỏ, đôi bàn tay cô trông như thế nào?
- A. Rất đẹp
-
B. Rất mềm mại và khéo léo
- C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ
- D. Rất nhanh nhẹn
Câu 8: Vì sao lại nói “Biết bao điều lạ/ Từ bàn tay cô.” ?
- A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường
- B. Vì các bạn nhỏ chưa được nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ
-
C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
- D. Cả A, B, C
Câu 9: Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì?
- A. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thủ công
-
B. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn mĩ thuật
- C. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn âm nhạc
- D. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thể dục
Câu 10: Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
-
A. Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo
- B. Bức tranh biển cả qua đôi bàn tay của cô giáo trở nên đẹp và lạ thường
- C. Giờ học của các em thật thú vị, khám được biết bao điều mới mẻ
- D. Cả A, B, C
Câu 11: Ý nào sau đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “phô”
- A. Tô vẽ
-
B. Bày ra, để lộ ra
- C. Trò chuyện với người khác
- D. Khoe khoang, hống hách
Câu 12: Từ ngữ nào sau đây cho thấy cô giáo rất khéo tay?
- A. Thoắt cái đã xong
- B. Mềm mại tay cô
- C. Cô cắt rất nhanh.
-
D. Cả A, B, C
Câu 13: Tác giả của bài thơ:" Bàn tay cô giáo" là ai?
- A. Thanh Thảo
-
B. Nguyễn Trọng Hoàn
- C. Trần Đăng Khoa
- D. Phạm Hổ
Câu 14: Câu thơ “Như phép màu nhiệm” nói lên điều gì về bức tranh của cô?
- A. Có ma thuật
-
B. Rất đẹp, có hồn, sống động
- C. Có màu nhuộm đặc biệt
- D. Có phép biến hóa màu nhiệm
Câu 15: Câu nào đã được tác giả thay đổi đi đôi chút để tránh sự lặp lại trong bài thơ?
- A. Một tờ giấy nữa
-
B. Thêm tờ xanh nữa
- C. Quanh thuyền sóng lượn
- D. Từ bàn tay cô