Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các bộ phận sau: (1) Đỉnh dễ (2) Thân (3) chồi nách (4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở:

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (2), (3) và (4)
  • C. (3), (4) và (5)
  • D. (2), (5) và (6)

Câu 2: Ở động vật thiếu chất dinh dưỡng nào sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

  • A. Protein
  • B. Calcium
  • C. Carbon
  • D. Nitrogen

Câu 3: Thằn lằn là loại động vật:

  • A. Máu lạnh và hằng nhiệt
  • B. Máu lạnh và hằng nhiệt
  • C. Máu lạnh và biến nhiệt
  • D. Máu nóng và biến nhiệt 

Câu 4: Quan sát sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi và cho biết giới hạn sinh thái nhiệt của cá rô phi là?

  • A. 5,6 độ C - 42 độ C
  • B. 23 độ C - 37 độ C
  • C. 5,6 độ C - 37 độ C 
  • D. 23 độ C - 42 độ C 

Câu 5: Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức nào sau đây? 

  • A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh
  • B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  • C. Phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng
  • D. Phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh

Câu 6: Muốn tăng tỉ lệ thụ phấn thành công và đậu quả của các cây thuộc họ bầu bí, người nông dân sử dụng phương pháp nào?

  • A. Trực tiếp thụ phấn cho cây
  • B. Ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa
  • C. Dùng khói để hun cho cây kích thích ra nhiều hoa
  • D. Sử dụng hormone kích thích để bầu nhuỵ phát triển

Câu 7: Người ta áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo đối với cá mè, cá trắm có trong ao nuôi. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Việc làm này nhằm mục đích lai tạo 2 giống cá mè và cá trắm cỏ với nhau
  • B. Việc làm này nhằm mục đích tăng tỉ lệ sống sót của cá con sau khi nở
  • C. Việc làm này nhằm mục đích tăng hiệu suất quá trình thụ tinh
  • D. Do cá mè, cá trắm không đẻ trong ao nuôi 

Câu 8: Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là:

  • A. cơ thể đơn bào
  • B. cơ thể đa bào
  • C. cơ thể vi khuẩn
  • D. cơ quan

Câu 9: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm:

  • A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
  • B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.
  • C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.
  • D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 10: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

  • A. ngoài môi trường cạn.
  • B. ngoài môi trường nước.
  • C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
  • D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 11: Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là:

  • A. auxin
  • B. cytokinin
  • C. etylen
  • D. florigen

Câu 12: Phương pháp thụ phấn nhân tạo được thực hiện theo cách nào sau đây?

  • A. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào hạt phấn của hoa đực.
  • B. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.
  • C. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhị của hoa cái.
  • D. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào chỉ nhị của hoa đực.

Câu 13: Khi nói về mối quan hệ chức năng giữa tế bào với cơ thể và môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
  • B. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp tế bào thực hiện được các hoạt động sống.
  • C. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
  • D. Tế bào trao đổi các chất với cơ thể, sau đó, chuyển đến môi trường để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

Câu 14: Vai trò của tập tính là:

  • A. Tập tính giúp động vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường
  • B. Tập tính giúp động vật phát triển
  • C. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển
  • D. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường

Câu 15: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 16: Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?​

  • A. Côn trùng có cảm ứng hướng sáng.
  • B. Côn trùng di chuyển nhờ âm thanh. 
  • C. Đèn có chất hoá học thu hút côn trùng. 
  • D. Côn trùng bị thu hút bởi các vật có hình dạng như bóng đèn. 

Câu 17: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 18: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

  • A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
  • B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
  • C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
  • D. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Câu 19: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:

Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...

  • A. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
  • B. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
  • C. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
  • D. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước

Câu 20: Cho các mệnh đề sau:

1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.

3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.

4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 21: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  • A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  • B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  • C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  • D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 22: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

  • A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
  • B. làm cho cây lớn lên và to ra.
  • C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
  • D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 23: Bạn Lan tiến hành thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng của cây. Tại ngày thứ 3, bạn Lan thu được kết quả sau:

Cây quan sát

Cây lạc (cm)

Cây đậu tương (cm)

1

2

4

2

4

3

3

5

6

4

3

5

5

2

6

Để xác định loài cây nào có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn trong giai đoạn này, bạn Lan cần căn cứ vào số liệu nào sau đây?

  • A. Chiều cao lớn nhất của các cây.
  • B. Chiều cao thấp nhất của các cây.
  • C. Chiều cao trung bình của các cây.
  • D. Chiều cao gần lớn nhất của các cây.

Câu 24: Cho các dấu hiệu sau:

(1) Lá cây tăng kích thước

(2) Cây mọc cành

(3) Rễ cây dài ra

(4) Cây mầm ra lá

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là

  • A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
  • B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
  • C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
  • D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.

Câu 26: Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đẻ trứng so với động vật đẻ con là

  • A. giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
  • B. giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
  • C. tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
  • D. tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm hơn.

Câu 27: Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Hoa

(a) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy

(2) Thụ phấn

(b) là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

(3) Thụ tinh

(c) là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

(4) Quả

(d) do bầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Cách ghép nối cột A và cột B để tạo thành thông tin phù hợp khi nói về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật là

  • A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d.
  • B. 1-b; 2-a, 3-c; 4-d.
  • C. 1-a; 2-b; 3-d; 4-c.
  • D. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c.

Câu 28: Cho các sự kiện về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật sau:

(1) Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử

(2) Ống phấn tiếp xúc với noãn

(3) Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm

(4) Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

(5) Nhụy và nhị cùng chín

Thứ tự đúng của các sự kiện trên là

  • A. 5 → 3 → 4 → 2 → 1.
  • B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
  • C. 3 → 2 → 1 → 5 → 4.
  • D. 2 → 5 → 1 → 2 → 4.

Câu 29: Cho hình ảnh sau:

Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên phản ánh quá trình nào của gà?

  • A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của gà.
  • B. Quá trình sinh trưởng và phát dục của gà.
  • C. Quá trình sinh trưởng của gà.
  • D. Quá trình phát triển của gà.

Câu 30: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

  • A. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
  • B. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • C. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • D. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 31: Đây là hình thức sinh sản nào?

 Đây là hình thức sinh sản nào?

  • A. Sinh sản nảy chồi. 
  • B. Sinh sản phân mảnh. 
  • C. Sinh sản sinh dưỡng. 
  • D. Sinh sản bằng bào tử.

Câu 32: Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 33: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (6).
  • D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 34: Đâu không phải loài thực vật có khả năng sinh sản vô tính. 

  • A. Cây gấc. 
  • B. Cây sen đá.
  • C. Cây thuốc bỏng. 
  • D. Cây khoai lang.

Câu 35: Hoa lưỡng tính là

  • A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
  • B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
  • C. hoa có nhị và nhụy hoa.
  • D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 36: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?

  • A. Bọt biển.
  • B. Voi.
  • C. Giun đũa.
  • D. Chuồn chuồn.

Câu 37: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là

  • A. ong, kiến, rệp, mối.
  • B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
  • C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
  • D. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.

Câu 38: Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân giống cây bằng phương pháp nào sau đây?

Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân giống cây bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Nhân bản vô tính.
  • B. Nuôi cấy mô.
  • C. Giâm cành.
  • D. Chiết cành.

Câu 39: Quan sát hình bên dưới và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.

Quan sát hình bên dưới và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.

  • A. Côn trùng.
  • B. Gió.
  • C. Nước.
  • D. Con người.

Câu 40: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?

  • A. Có thể sinh sản.
  • B. Có thể di chuyển.
  • C. Có thể cảm ứng.
  • D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.