Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các yếu tố sau:

1. Loài

2. Kích thước cơ thể

3. Độ tuổi

4. Thức ăn

5. Nhiệt độ của môi trường

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 4, 5.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 4.

Câu 2: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

  • A. Nước, CO2, kháng thể.
  • B. CO2, các chất thải, nước.
  • C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
  • D. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 3: Sinh vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, hai vòng tuần hoàn?

(1) cá

(2) Ếch

(3) Người

(4) Thằn lằn

(5) Giun đất

(6) Chim bồ câu

  • A. (1), (2), (3), (6)
  • B. (2), (3), (4), (5)
  • C. (2), (3), (4), (6)
  • D. (1), (2), (5), (6)

Câu 4: Chọn đáp án sai: Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người là:

  • A. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật 
  • B. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh 
  • C. Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp 
  • D. Chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh

Câu 5: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

  • A. phát triển kích thước theo thời gian
  • B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
  • C. tích lũy năng lượng
  • D. vận động tự do trong không gian

Câu 6: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

  • A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
  • B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
  • C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 7: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

  • A. Cơ năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 8: Quá trình trao đổi chất là:

  • A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
  • D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

Câu 9: Hô hấp tế bào là

  • A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.
  • D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người?

  • A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
  • B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
  • C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
  • D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.

Câu 11: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

  • A. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.
  • B. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.
  • C. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chậm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.
  • D. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 12: Quá trình hô hấp có ý nghĩa

  • A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
  • B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
  • C. Làm sạch môi trường
  • D. Chuyển hóa glucid thành CO2 và H2O

Câu 13: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

  • A. Hình yên ngựa.
  • B. Hình lõm hai mặt.
  • C. Hình hạt đậu.
  • D. Có nhiều hình dạng.

Câu 14: Cho bảng sau:

Quá trình

Khí lấy vào

Khí thải ra

(1) Hô hấp ở động vật

(a) Khí oxygen

(c) Khí oxygen

(2) Hô hấp ở thực vật

(b) Khí carbon dioxide

(d) Khí carbon dioxide

(3) Quang hợp ở thực vật

Cách ghép nối 3 cột để được các thông tin đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật là

  • A. 1-a,c; 2-a,d; 3-b,d.
  • B. 1-a,d; 2-a,d; 3-b,c.
  • C. 1-b,c; 2-a,d; 3-b,d.
  • D. 1-a,c; 2-b,d; 3-a,c.

Câu 15: Ở thực vật, sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra vào

  • A. ban ngày.
  • B. ban đêm.
  • C. ban ngày và ban đêm.
  • D. lúc khí khổng đóng hoàn toàn.

Câu 16: Trong các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm sinh vật nào tiến hành trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

  • A. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, động vật nguyên sinh.
  • B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, côn trùng, cá.
  • C. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, bò sát, côn trùng.
  • D. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, cá, chim, thú.

Câu 17: Vì sao vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

  • A. Vì khi không có ánh sáng, thực vật chỉ thực hiện hô hấp (lấy O2 và thải CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 sẽ cạn kiệt trong khi CO2 tăng lên có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.
  • B. Vì khi không có ánh sáng, thực vật chỉ thực hiện hô hấp (lấy O2 và CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 và CO2 đều sẽ cạn kiệt có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.
  • C. Vì trong phòng kín, thực vật chỉ thực hiện quang hợp (lấy O2 và CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 và CO2 đều sẽ cạn kiệt có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.
  • D. Vì trong phòng kín, thực vật chỉ thực hiện quang hợp (lấy CO2 và thải O2) dẫn đến trong phòng kín, CO2 sẽ cạn kiệt trong khi O2 tăng lên có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.

Câu 18: Cho bảng sau:

Nhóm chất

Vai trò

(1) Carbohydrate

(2) Lipid

(3) Protein

(4) Vitamin và chất khoáng

(a) Tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

(b) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,…

(c) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng.

(d) Tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…).

Cách ghép nối nhóm chất với vai trò phù hợp là

  • A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b.
  • B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
  • C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
  • D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.

Câu 19. Cho các loài sau đây: voi, cừu, trâu. Trình tự thể hiện nhu cầu nước giảm dần ở các loài trên là

  • A. trâu → voi → cừu.
  • B. cừu → trâu → voi.
  • C. voi → trâu → cừu.
  • D. voi → cừu → trâu.

Câu 20. Cho bảng thông tin sau:

Cơ quan

tiêu hóa

Chức năng

(1) Miệng

(2) Ruột non

(3) Dạ dày

(4) Ruột già

(a) tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

(b) thu nhận và nghiền thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

(c) chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và chất khí.

(d) tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp và enzyme tiêu hóa.

Hãy ghép thông tin cơ quan tiêu hóa với chức năng tương ứng.

  • A. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
  • B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.
  • C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
  • D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.

Câu 21: Vòng tuần hoàn phổi

  • A. đưa máu giàu CO2 từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi khí.
  • B. đưa máu giàu CO2 từ tâm thất trái theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi khí.
  • C. đưa máu giàu chất dinh dưỡng từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi chất.
  • D. đưa máu giàu chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi chất.

Câu 22: Dòng đi xuống trong cây là

  • A. dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.
  • B. dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.
  • C. dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.
  • D. dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.

Câu 23: Lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm khoảng

  • A. 90%.
  • B. 98%.
  • C. 56%.
  • D. 75%.

Câu 24: Trước khi trồng cây, người ta cần phải cày, xới làm cho đất tơi, xốp nhằm

  • A. Tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
  • B. tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúcđẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
  • C. tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
  • D. tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, nhờ đó, giảm thiểu tối đa lượng phân bón cần sử dụng trong quá trình trồng cây.

Câu 25: Cho hình ảnh sau:

Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả

  • A. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.
  • B. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở thân.
  • C. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở lá.
  • D. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở quả.

Câu 26: Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra …….. cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

  • A. Hóa năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Động năng
  • D. Năng lượng

Câu 27: Sự chuyển hóa thức ăn trong quá trình tiêu hóa có được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng không?

  • A. Quá trình tiêu hóa được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa.
  • B. Quá trình tiêu hóa không được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể chỉ biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa.
  • C. Quá trình tiêu hóa được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • D. Quá trình tiêu hóa không được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 

Câu 28: Chuyện gì xảy ra khi cơ thể ngừng hô hấp:

  • A. Sự trao đổi Oxygen trong cơ thể ngừng lại, cơ thể thiếu oxygen ngừng trao đổi chất, có thể gây chết.
  • B. Cơ thể không đào thải được Carbon dioxide khiến cơ thể bị ngộ độc.
  • C. Cơ thể vẫn có thể hoạt động trong trạng thái thiếu oxygen (hiếu khí).
  • D. Cơ thể rơi vào hôn mê, tạm dừng mọi hoạt động sống. 

Câu 29: Các cơ quan đảm nhận sự đào thải nước của cơ thể là?

(1) Phổi

(2) Tuyến mồ hôi trên da

(3) Cơ quan bài tiết nước tiểu

(4) Hệ tuần hoàn

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (4)
  • C. (2), (3)
  • D. (1), (4)

Câu 30: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?

  • A. Hóa tổng hợp
  • B. Hóa phân li
  • C. Quang tổng hợp
  • D. Quang phân li

Câu 31: Cấu tạo của khí khổng:

  • A. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày.
  • B. Mỗi khí khổng gồm bốn tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày.
  • C. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình bầu dục nằm áp sát nhau.
  • D. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình que nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày. 

Câu 32: Ở cá trao đổi khí diễn ra nhờ cơ quan: 

  • A. Mang
  • B. Phổi
  • C. Da 
  • D. Hệ thống ống khí

Câu 33: Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua con đường: 

  • A. Phân
  • B. Phân và nước tiểu
  • C. Nước tiểu và mồ hôi
  • D. Phân và mồ hôi 

Câu 34: Liên kết giữa nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen trong phân tử nước là loại liên kết:

  • A. liên kết cộng hóa trị
  • B. liên kết ion
  • C. liên kết disunfua
  • D. liên kết hydro 

Câu 35: Trong cây, các chất hữu cơ, hormone, vitamin và ATP được vận chuyển nhờ

  • A. Mạch gỗ
  • B. Mạch rây
  • C. Khoảng gian bào
  • D. Cầu sinh chất 

Câu 36: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiên hóa ở người bao gồm:

(1) Biến đổi thức ăn

(2) Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã

(3) Thu nhận thức ăn Sắp xếp trình tự đúng của các giai đoạn trên.

  • A. 3 -> 2 -> 1
  • B. 1 -> 2 -> 3
  • C. 2 -> 3 -> 1
  • D. 3 -> 1 -> 2

Câu 37: Theo em. hệ tuần hoàn ở người có mấy loại mạch máu?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 1 loại 

Câu 38: Vai trò của thực quản trong con đường tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người là?

  • A. Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn
  • B. Tiêu hóa một phần thức ăn
  • C. Chủ yếu hấp thụ nước và số ít chất còn lại
  • D. Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày

Câu 39: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là

  • A. Làdung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
  • B. Dự trữ năng lượng.
  • C. Chống mất nhiệt.
  • D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 40: Loài sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

  • A. Cá chép.
  • B. Trùng roi.
  • C. Voi.
  • D. Nấm rơm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.