Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp.
A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.
Câu 2: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần.
A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng.
B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng.
D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 3: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của :
A. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Vùng Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Cả ba vùng trên
Câu 4: Ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:
A. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
B. Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước.
C. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo.
D. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang đất nước Lào.
Câu 5: Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng.
A. Mô hình nông - lâm kết hợp.
B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc".
Câu 6: Trong các đảo sau, đảo không nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ ở nước ta là:
A. Đảo Cát Bà B. Đảo Lý Sơn
C. Đảo Vĩnh Thực D. Đảo Cái Bầu
Câu 7: Trong sản xuất lương thực, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn.
A. Hiện tượng hoang mạc hóa, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Mật độ dân cư thấp, thiếu lao động.
C. Dân cư thiếu kinh nghiệm trồng lúa, mùa khô kéo dài.
D. Diện tích đất đồng bằng bị thu hẹp, đất nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 8: Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút nguồn đầu tư nước ngoài:
A. Mạnh B. Mạnh nhất
C. Khá mạnh D. Tương đối mạnh
Câu 9: Việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng trung du - miền núi Bắc Bộ cần kết hợp.
A. Khai thác chế biến khoáng sản, phân bố lại dân cư.
B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư.
C. Khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí kết hợp trồng và bảo vệ rừng.
Câu 10: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là :
A. Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
Câu 11: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành:
A. 10 tỉnh thành
B. 12 tỉnh thành
C. 13 tỉnh thành
D. 14 tỉnh thành
Câu 12: Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là do :
A. Thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp
B. Các vùng khác trong nước không thích hợp trồng chè
C. Ngoài cây chè không trồng được bất kì cây nào khác
D. Người tiêu dùng trong nước chỉ ưa chuộng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 13: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của :
A. Vùng Bắc Trung Bộ
B. Vùng Đông Nam Bộ
C. Vùng Đồng bằng sông Hồng
D. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 14: Loại thiên tai ít gây thiệt hại ở Bắc Trung Bộ là :
A. Bão, lụt, lũ quét
B. Động đất, sóng thần
C. Hạn hán, thiếu nước
D. Gió phơn Tây Nam
Câu 15: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những giải pháp.
A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ.
C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường.
D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu.
Câu 16: Vùng Bắc Trung Bộ có tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế.
A. Khai thác chế biến khoáng sản.
B. Phát triển kinh tế đa ngành.
C. Phát triển ngành du lịch.
D. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 17: Để thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nhà nước ta có các dự án.
A. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
B. Xóa đói giảm nghèo, khai thông đường Hồ Chí Minh.
C. Phát triển thủy điện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ Đông - Tây.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trồng cây công nghiệp nhiều nhất là :
A. Cây mía B. Cây dừa
C. Lạc D. Ý A và B đúng
Câu 19: Đặc điểm địa hình vùng Bắc Trung Bộ làm cho khí hậu có đặc điểm.
A. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm
B. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
C. Tăng thêm tính chất nhiệt đới ẩm.
D. Khác biệt giữa phía Tây và Đông dãy trường sơn.
Câu 20: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.
A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.
Câu 21: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ là:
A. Dầu thô
B. Thực phẩm chế biến
C. Hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ
D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 22: Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do những nguyên nhân sau :
A. Vị trí địa lý thuận lợi
B. Cơ sở hạ tầng phát triển
C. Nguồn nhân công có kỹ thuật lành nghề
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 23: Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi phía Bắc
A. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm và ôn đới
D. Trồng và bảo vệ rừng
Câu 24: Diện tích ĐBSCL gần 4 triệu ha, gồm các loại đất:
A. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám
B. Đất phù sa mới, đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ
C. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua
D. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác
Câu 25: Các địa danh văn hoá, lịch sử được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại ở vùng DHNTB là:
A. Thành đồ Bàn – Tháp Chàm
B. Núi thành - Phố cổ Hội An
C. Trà Kiệu - Cổ Luỹ
D. Di tích Mỹ Sơn Phố cổ Hội An
Câu 26: Những điều kiện thuận lợi để cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với toàn quốc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là có:
A. Địa hình, đất đai phù hợp
B. Khí hậu cận nhiệt, đất Feralit và có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước
C. Có nguồn lao động dồi dài, cây chè giống tốt.
Câu 27: Các trung tâm kinh tế chính của Tây nguyên là:
A. Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plâycu
B. Đà Lạt, Kon Tum, Gia Lai
C. Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Plâycu
D. Plâycu, Đà Lạt, Lâm Đồng
Câu 28: Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch về dân sư và xã hội của tiều vùng Tây Bắc so với tiểu vùng Đông Bắc là do:
A. Địa hình chia cắt sâu sắc, giao thông khó khăn
B. Thời tiết diễn biến thất thường. Tài nguyên rừng bị cạn kiệt
C. Diện tích đất nông nghiệp ít, diện tích đất chưa sử dụng lớn
D. Tài nguyên khoáng sản chưa đánh giá và khai thác không có biển
E. Tất cả các ý kiến trên
Câu 29: Bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là:
A. Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn
B. Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu, Tuyên Quang
C. Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
D. Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai
Câu 30: Các thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đà Lạt, Buôn Ma Thuột
B. Biên Hòa, Vũng Tàu
C. Quy Nhơn, Nha Trang
D. Mỹ Tho, Long Xuyên
Câu 31: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì:
A. Đông Bắc là vùng khai thác khoáng sản từ lâu đời
B. Đông Bắc là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có nhất nước
C. Có nhiều loại khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp
D. Là vùng có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản công nghiệp quan trọng đối với quốc gia.
Câu 32: Khí hậu có tính chất cận nhiệt và đất Feralit màu mỡ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thích hợp với các loại cây đặc sản:
A. Chè, hồi, quế, dược liệu, rau quả ôn đới
B. Đậu tương,ngô
C. Cây côn nghiệp lâu năm
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 33: Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (1995 – 2002):
A. Hình thành vào loại sớm nhất và đang trong thời kì đổi mới
B. Cơ cấu kinh tế của khu vực công nghiệp tăng mạnh
C. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 34: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc Bộ tạo cơ hội cho vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ:
A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào và các nguồn tài nguyên.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Phát triển các loại hình dịch vụ, đem lại lợi ích kinh tế cao.
D. Tạo nhiều trung tâm công nghiệp – xây dựng
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 - A |
2 - D |
3 - D |
4 - D |
5 - A |
6 - B |
7 - A |
8 - B |
9 - C |
10 - C |
11 - C |
12 - A |
13 - D |
14 - B |
15 - B |
16 - B |
17 - C |
18 - D |
19 - D |
20 - A |
21 - D |
22 - D |
23 - C |
24 - D |
25 - D |
26 - B |
27 - A |
28 - E |
29 - C |
30 - D |
31 - B |
32 - A |
33 - D |
34 – A,B |