Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?
-
A. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.
- B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
- C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
- D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?
- A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
- B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
- C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.
-
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp.
Câu 3: Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
-
A. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
- C. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
- D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 4: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
- A. xác lập nền dân chủ tư sản.
- B. xác lập nền chuyên chính vô sản.
-
C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
- D. xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
Câu 5: Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?
- A. 11 nước.
-
B. 15 nước.
- C. 4 nước.
- D. 10 nước.
Câu 6: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu
- A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
- B. chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống thế giới.
-
C. chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
- D. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”, do
- A. hệ thống thuộc địa của Anh bị thu hẹp về vùng xích đạo.
- B. phần lớn thuộc địa của Anh tập trung ở vùng xích đạo.
-
C. hệ thống thuộc địa của Anh trải rộng ở khắp các châu lục.
- D. nhà nước Anh tập trung vào phát triển năng lượng Mặt Trời.
Câu 8: Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
- A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
- B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
-
C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
- D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 9: Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn
-
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
- C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- D. chống thù trong giặc ngoài.
Câu 10: Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu
- A. đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
-
C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
- D. tiến hành cải cách để đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng.
Câu 11: Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Ph.Vôn-te là
- A. “Bàn về khế ước xã hội”.
- B. “Tinh thần pháp luật”.
- C. “Nhà nước và cách mạng”.
-
D. “Những lá thư triết học”.
Câu 12: Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, là
- A. các-ten và tơ-rớt.
-
B. xanh-đi-ca và các-ten.
- C. tơ-rớt và công-xooc-xi-om.
- D. con-sơn và công-gô-lô-mê-rết.
Câu 13: Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hình thành gắn liền với sự kiện nào sau đây?
-
A. Các nước Đông Âu hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
- B. Nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là: Liên Xô) ra đời.
- D. Các nước Đông Âu lật đổ ách thống trị của phát xít, giành lại chính quyền.
Câu 14: Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô được thể hiện thông qua khẩu hiệu nào?
- A. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”.
- B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
-
C. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.
- D. “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Câu 15: Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
- A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
-
B. Sắc lệnh Ruộng đất.
- C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
- D. Đạo luật Trung lập.
Câu 16: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, sự tập trung sản xuất và tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các
- A. thương hội.
- B. phường hội.
- C. công trường thủ công.
-
D. tổ chức độc quyền.
Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
-
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên,…
- B. Việt Nam, Cu-ba, Trung Quốc, Lào,…
- C. Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, Mông Cổ,…
- D. Mông Cổ, Vê-nê-xu-ê-la, Cu-ba, Việt Nam,…
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
-
A. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
- B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
- C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
- D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.
Câu 19: Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
-
A. S.Mông-te-xki-ơ.
- B. A.Xmit.
- C. Ph.Ăng-ghen.
- D. C.Xanh-xi-mông.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?
- A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
-
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.