Câu 1: Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của
-
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
- B. Hoàng thân Si-vô-tha.
- C. nhà sư Pu-côm-bô.
- D. nhân dân trên đảo Ban-da.
Câu 2: Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
- A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
- B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
-
C. có sức sản xuất cao trên nền tảng khoa học - công nghệ.
- D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 3: Lực lượng lãnh đạo nòng cốt trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mi-an-ma vào đầu thế kỉ XX là
-
A. các vị cao tăng và trí thức.
- B. công nhân và tư sản dân tộc.
- C. nông dân và địa chủ phong kiến.
- D. các lực lượng phong kiến địa phương.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
- A. Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt của người Thái.
- B. Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- C. Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
-
D. Giúp Xiêm phát triển mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
Câu 5: Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) đều
- A. diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.
-
B. diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
- C. đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng trí thức phong kiến tiến bộ.
- D. nổ ra cùng thời điểm, tạo nên phong trào rộng lớn trên toàn khu vực.
Câu 6: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
- A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
- B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
-
C. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
- D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Câu 7: Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành
-
A. chuyến công du sang các nước châu Âu.
- B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.
- C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
- D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
-
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
- C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
- D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 9: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
- A. thực dân Anh.
- B. thực dân Pháp.
- C. thực dân Tây Ban Nha.
-
D. thực dân Hà Lan.
Câu 10: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trong những
- A. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Minh ở Đại Việt.
-
B. trận thủy chiến lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
- C. trận đánh lớn, thể hiện rõ nghệ thuật “công thành, diệt viện” của nhân dân Việt Nam.
- D. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Mãn Thanh ở Đại Việt.
Câu 11: Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành
-
A. chuyến công du sang các nước châu Âu.
- B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.
- C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
- D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.
Câu 12: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
- A. thực dân Anh.
-
B. thực dân Pháp.
- C. thực dân Tây Ban Nha.
- D. thực dân Hà Lan.
Câu 13: Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?
- A. Tốt Động - Chúc Động.
-
B. Rạch Gầm - Xoài Mút.
- C. Chi Lăng - Xương Giang.
- D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 14: Động lực của các cuộc cách mạng tư sản bao gồm
- A. giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa.
-
B. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
- C. quý tộc phong kiến và tăng lữ Giáo hội.
- D. quần chúng nhân dân và quý tộc phong kiến.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
- A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
-
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 16: Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
- A. chế độ phong kiến ở Xiêm vững mạnh, không nước nào có đủ khả năng lật đổ.
- B. triều đình Xiêm chấp nhận “cắt đất cầu hòa” cho cả thực dân Anh và Pháp.
-
C. có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
- D. triều đình Xiêm nhận được sự bảo hộ của cả Anh và Pháp.
Câu 17: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Làonổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
- A. thực dân Anh.
-
B. thực dân Pháp.
- C. thực dân Tây Ban Nha.
- D. thực dân Hà Lan.
Câu 18: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã đạt được kết quả nào sau đây?
- A. Lật đổ sự thống trị của thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc.
-
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
- C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 19: Tháng 1/1789, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào dưới đây?
- A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
-
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Câu 20: Sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế?
- A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
-
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.