TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại In-đô-nê-xi-a, từ thế kỉ XVII, nước nào bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo?
- A. Ba Lan
-
B. Hà Lan
- C. Anh
- D. Pháp
Câu 2: Nội dung cải cách về chính trị, quân sự ở Xiêm?
- A. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại
- B. Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương
- C. giải tán hội đồng quý tộc
-
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 3: Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị từ khi nào?
- A. Thế kỉ XIII
- B. Thế kỉ XII
-
C. Thế kỉ XVI
- D. Thế kỉ XIV
Câu 4: Tại Phi-líp-pin, thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là:
-
A. Manila
- B. Lalawigan
- C. Aklan
- D. Benguet
Câu 5: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
- A. Các nước phương Đông
- B. Nhật Bản
-
C. Các nước phương Tây
- D. Trung Quốc
Câu 6: Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a) năm nào?
- A. 1510
-
B. 1511
- C. 1512
- D. 1513
Câu 7: Thực dân Anh ký hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xin-ga-po vào năm nào?
- A. 1890
-
B. 1819
- C. 1891
- D. 1893
Câu 8: Năm 1898, nước nào thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-líp-pin?
- A. Pháp
- B. Nhật
-
C. Mỹ
- D. Anh
Câu 9: Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam vào năm nào?
-
A. 1858
- B. 1859
- C. 1860
- D. 1861
Câu 10: Nhận thức được mối quan đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển của đất nước, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng nào?
- A. Công nghiệp hóa
- B. Thương nghiệp hóa
-
C. Hiện đại hóa
- D. Tất cả những ý trên đều sai
Câu 11: Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ:
-
A. Đầu thế kỉ XV
- B. Đầu thế kỉ XVI
- C. Giữa thế kỉ XVII
- D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 12: Việc Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a) đã mở đầu cho:
- A. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực châu Phi
- B. Quá trình xâm lược thế giới của chủ nghĩa thực dân phương Tây
- C. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực châu Á
-
D. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam ÁC
Câu 13: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
- A. Tây Ban Nha
-
B. Bồ Đào Nha
- C. Anh
- D. Pháp
Câu 14: Tại Mi-an-ma, thực dân Anh tiến hành mấy cuộc xâm lược trong khoảng thời gian 1824-1885?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 15: Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 – 1885), tiến hành 3 cuộc chiến tranh đã chiếm được:
- A. Việt Nam
-
B. Miến Điện
- C. Myanmar
- D. Campuchia
Câu 16: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
- A. Việt Nam
-
B. Xiêm
- C. Campuchia
- D. Sing-ga-po
Câu 17: “Chulalongkorn (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mongkut. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1 – 10 – 1868, ông lên nối ngôi cha. Trong thời gian 4 năm đầu, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Singapore, Ấn Độ, Java để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Ông là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.”
Đoạn trên đây nói về vị vua nào?
-
A. Rama V
- B. Rama IV
- C. Rama VI
- D. Rama VII
Câu 18: âu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
- A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
- B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực.
- C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
- A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
- B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
- C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
-
D. Cả A và B.
Câu 20: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
- A. Pháp và Hà Lan
- B. Mỹ và Nga
- C. Việt Nam và Ngan
-
D. Anh và Pháp