Câu 1: Tác giả của văn bản Lời của cây là ai?
-
A. Trần Hữu Thung
- B. Huy Cận
- C. Đoàn Giỏi
- D. Tố Hữu
Câu 2: Đâu là năm sinh năm mất của tác giả bài Lời của cây?
-
A. 1923 – 1999
- B. 1924 – 1999
- C. 1923 – 1998
- D. 1923 – 1997
Câu 3: Tác giả bài Lời của cây quê ở đâu?
- A. Bình Thuận
- B. Nam Định
-
C. Nghệ An
- D. Thanh Hóa
Câu 4: Tác giả bài Lời của cây xuất thân trong gia đình thuộc tầng lớp nào?
- A. Tri thức nghèo
-
B. Nông dân
- C. Nho học
- D. Quý Tộc
Câu 5: Phong cách sáng tác của tác giả bài Lời của cây như thế nào?
-
A. Mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê
- B. Sôi nổi, đắm say
- C. Trữ tình, chính trị
- D. Hàm súc, triết lý
Câu 6: Ý nào dưới đây là sáng tác của tác giả bài Lời của cây?
- A. Dặn con
- B. Gió Nam
- C. Anh vẫn hành quân
-
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 7: Chủ để của bài thơ Lời của cây là:
-
A. Tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
- B. Tình mẫu tử thiêng liêng
- C. Mơ ước của cha và con
- D. Tình yêu quê hương đất nước
Câu 8: Bài thơ Lời của cây thuộc thể loại gì?
- A. Truyện ngắn
- B. Tiểu thuyết
-
C. Thơ bốn chữ
- D. Sử kí
Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Lời của cây là?
- A. Miêu tả
-
B. Biểu cảm
- C. Tự sự
- D. Nghị luận
Câu 10: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?
-
A. Quá trình phát triển thành cây của hạt mầm
- B. Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
- C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 11: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?
- A. Quá trình phát triển thành cây của hạt mầm
-
B. Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
- C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 12: Nhịp thơ của thơ sau là gì?
“Rằng/ các bạn ơi”
-
A. 1/3
- B. 2/3
- C. 3/4
- D. 2/4
Câu 13: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ là?
- A. So sánh
-
B. Nhân hóa
- C. Hoán dụ
- D. Ẩn dụ
Câu 14: Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì dành cho những mầm cây?
- A. Yêu thương
- B. Nâng niu
- C. Trân trọng
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15: Trong bài thơ Lời của cây, tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa thi hạt nảy mầm là gì?
- A. Thì thầm
- B. Lặng im
- C. Mở mắt
- D. Bao bọc
Câu 16: Trong bài thơ, một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua những gì?
- A. Nhiều giai đoạn
- B. Nhiều thử thách
- C. Chịu được gió sương
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất hạt như thế nào?
- A. Hạt nhú lên chồi non
-
B. Hạt nằm lặng thinh trong bàn tay con người
- C. Hạt nhú lên giọt sữa
- D. Hạt đã mọc thành cây
Câu 18: Cây trong bài thơ Lời của cây trải qua mấy giai đoạn?
-
A. 3 giai đoạn
- B. 4 giai đoạn
- C. 5 giai đoạn
- D. 6 giai đoạn
Câu 19: Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?
-
A. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
- B. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm
- C. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ
- D. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng thì thầm
Câu 20: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì?
- A. Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
- B. Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
- C. Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con
-
D. A và B đều đúng